3. Chủ động thăm hỏi và tạo cảm giác thoải mái cho mọi người
Hãy tinh ý nhận ra những điều có thể khiến mọi người cảm thấy không
thoải mái – nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh v.v. Mở đầu cuộc họp,
nếu bạn chủ động hỏi thăm xem họ có cảm thấy thoải mái, dễ chịu hay
không, bạn sẽ thể hiện mình là một người chu đáo và biết quan tâm. Rồi
dần dà bạn được xem là người bạn, người đồng hành ưa thích, giàu lòng
trắc ẩn và niềm nở.
4. Lập Bản đồ Tư duy cho các sự kiện xã hội
Hãy ứng dụng Bản đồ Tư duy để lên kế hoạch cho những cuộc họp, lễ
mừng, lễ cưới, sinh nhật v.v. Trên bản đồ, hãy xem xét hết tất cả những chi
tiết lớn nhỏ, chúng đều có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của sự
kiện xã hội.
Bản đồ Tư duy sẽ cho ta thấy rõ bức tranh toàn cảnh về sự kiện; giúp ta
tự tin hơn và có khả năng kiểm soát tình hình; và trông nó thú vị, sinh
động, vui mắt hơn so với một bản danh sách “ngớ ngẩn”, vốn thường chứa
đựng những yếu tố vượt ngoài tầm kiểm soát và khiến ta có cảm giác bỏ lỡ
mất điều gì đó quan trọng.
Ứng dụng Bản đồ Tư duy để lên kế hoạch cho sự kiện cũng giúp bạn
sáng tạo hơn, góp phần làm nên buổi tiệc đáng nhớ và giúp bạn tiến nhanh
trên nấc thang Trí tuệ Xã hội!
5. Rèn luyện khả năng liên tưởng
Thực hành liên tưởng khuôn mặt, tên, tính cách và sở thích của mọi
người với những hình ảnh khác lạ mà bạn có thể nghĩ ra. Bằng cách này,
khả năng sáng tạo và hồi tưởng của bạn sẽ phát triển rất nhanh.
Và hoạt động này cũng khá vui nữa!
Lời khẳng định giúp củng cố Trí tuệ Xã hội
■Tôi đang trau dồi khả năng liên tưởng của mình.