SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ XÃ HỘI - Trang 91

Bởi vì cả một thế kỷ qua, chúng ta quá chú trọng đến “não trái” – các kỹ

năng phân tích – cho nên ngôn từ, suy luận lô-gic, con số, kỹ năng phân
tích và xâu chuỗi đã gần như thống trị trong mọi hình thức tương tác xã hội.
Còn “não phải” – các kỹ năng thiên về trực giác – thì bị rẻ rúng. Như đã
chia sẻ ở chương 1, đây là một phần cái bẫy mà tôi đã rơi vào trong giai
đoạn đầu phát triển Trí tuệ Xã hội.

Hãy tưởng tượng bạn sẽ trải qua cả buổi tối với nhóm người chỉ dùng các

kỹ năng thuộc “não trái”, thì từ nào có thể mô tả ngắn gọn và chính xác về
buổi tối đó?

NHÀM CHÁN!

Tiếp theo, hãy tưởng tượng một buổi tối bạn được ở bên nhóm bạn chỉ sử

dụng các kỹ năng thuộc “não phải”. Có thể sẽ có nhiều trò vui đấy nhưng
chắc chắn là rất hỗn loạn! Cuộc đối thoại sẽ không tồn tại; âm nhạc sẽ
chẳng theo thể loại nào hết; và địa điểm tụ họp trông chẳng khác nào “bãi
chiến trường”!

Nếu chỉ sử dụng những nhóm kỹ năng thuộc bán cầu não phải thôi, thì

thật sự những người bạn giàu trí tưởng tượng kia thể hiện chưa đến một
nửa
năng lực. Bởi vì “não trái” và “não phải” chỉ phát huy tối đa sức mạnh
khi được sử dụng cùng lúc, lúc đó có sự cộng hưởng năng lực, nâng sức
mạnh của trí não lên gấp bội lần!

Những người thành công về mặt xã hội sẽ sử dụng tất cả năng lực trí tuệ

phi thường của mình khi tiếp xúc với người khác. Chẳng hạn như, họ sẽ
tưởng tượng (kỹ năng “não phải”) ra những bước(liệt kê, kỹ năng “não
trái”) để thể hiện sự quan tâm đến người khác, để gây thích thú cho những
người bạn của họ…

Do đó hãy sử dụng tất cả các kỹ năng não bộ, cả “não trái” và “não

phải”. Bằng cách này, bạn cũng sẽ tạo cảm hứng cho những người khác
phát huy sức mạnh của lối tư duy “tổng thể não bộ”.

Đặc điểm của người có Trí tuệ Xã hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.