10
chảy qua các tuyến nội tiết. Nhưng nếu sự hoạt động của một hay nhiều luân xa đó bị trì trệ, thì
dòng sinh lực của sự sống bị cản trở hoặc bế tắc và như thế đưa đến bệnh hoạn và gìa nua ".
"Với một người khỏe mạnh thì những luân xa đó làm loang tỏa sinh lực ra đến tận làn da bên
ngoài, ngược lại với một cơ thể gìa nua bệnh hoạn thì những luân xa nầy hầu như không thể đẩy
sinh lực lên đến bề mặt của thân thể. Vì thế, cách thức nhanh nhất để dành lại sự tươi trẻ, sức
khỏe và sinh lực là làm sao để cho những luân xa nầy hoạt động bình thường trở lại. Để đạt đến
mục đích nầy, chúng ta có 5 bài tập sau đây; mỗi một trong 5 bài nầy tự nó đã rất hữu ích cho
bạn, nhưng nếu muốn có được những kết qủa tối ưu thì bạn không nên bỏ sót một bài nào. Ở
Himalaya, các Lạt Ma gọi chúng là những "thức". Vì thế ở đây tôi cũng muốn dùng lại từ ngữ đó".
"Những trung tâm năng lực nầy là những chuyển động xoáy cực nhanh. Khi tất cả đều xoáy với
một tốc độ cực nhanh như thế thì cơ thể đang ở trong trạng thái toàn hảo. Khi có một hoặc nhiều
luân xa bị chậm lại thì tuổi gìa và suy thoái bắt đầu tiến trình xâm thực".
Thức thứ nhất
Ông Bradford nói tiếp: "Thức thứ nhất nầy là một phương pháp tập rất đơn giản. Mục đích cấp kỳ
của nó là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại. Bạn thường bắt gặp động tác nầy ở những trẻ
em khi chúng chơi đùa.
"Trong thức thứ nhất nầy, tất cả những gì mà bạn cần phải làm là giương thẳng 2 tay ra theo
chiều ngang. Sau đó bạn xoay tròn cho đến khi hơi chóng mặt. Một điều mà bạn phải lưu ý đó là;
xoay tròn từ trái sang phải. Nói cách khác, nếu bạn để cái đồng hồ trên sàn nhà trước mặt bạn,
thì bạn phải quay theo chiều kim đồng hồ.
"Hầu hết những người lớn tuổi chỉ có thể xoay khoảng 6 lần trước khi cảm thấy chóng mặt. Vì
mới bắt đầu tập luyện, tôi khuyên bạn không nên vượt qúa 6 vòng quay. Sau đó, nếu cảm thấy
chóng mặt thì bạn có thể ngồi hoặc nằm xuống để cho nó vơi đi. Lúc đầu tôi cũng đã từng làm
như thế. Nói tóm lại để bắt đầu, bạn chỉ nên thực hành thức thứ nhất nầy cho đến khi hơi cảm
thấy chóng mặt. Rồi dần dà, sau khi luyện tập cả 5 thức, bạn sẽ có thể xoay tròn nhiều vòng hơn
mà không cảm thấy chóng mặt như lúc mới bắt đầu.
"Ngoài ra để giảm thiểu sự chóng mặt, bạn cũng có thể noi theo cách thức của các vũ công.
Trước khi bắt đầu quay tròn, bạn hãy tập trung tầm nhìn vào một điểm duy nhất nào đó trước
mặt, và khi khởi sự quay, hãy hướng ánh mắt về cái điểm đó càng lâu càng tốt. Cuối cùng, bạn
sẽ phải rời nó khỏi tầm mắt, để cho đầu bạn có thể cùng xoay theo thân. Khi điều nầy xảy ra, bạn
xoay đầu thật nhanh hầu có thể hướng tầm mắt càng sớm càng tốt về cái điểm đó. Chính cái
"điểm chuẩn" nầy giúp bạn đỡ chóng mặt và không bị lúng túng".
[ Ghi chú thêm của người đã tập thức nầy: Khi xoay tròn nên hít thật sâu và thở ra thật dài. Khi
xoay thì hai bàn chân phải di động, vì vậy nên giữ cho 2 gót chân chạm vào nhau. Như thế sẽ
giúp cho mình cảm thấy thăng bằng bởi vì lúc nào mình cũng cảm thấy có điểm tựa ở trên 2 bàn
chân của mình hay nói cách khác là mình cảm thấy như đang quay trên một cái trục. Nếu không
thì mình sẽ quay hết cái phòng và có thể 2 bàn tay sẽ chạm vào những đồ vật xung quanh ]
"Hồi còn ở Ấn Độ, tôi đã ngạc nhiên khi trông thấy các Maulawiyah (tu sĩ Hồi Giáo) không ngớt
xoay tròn trong các vũ điệu tôn giáo của họ. Sau khi đã thụ giáo với Lạt Ma về thức tập thứ nhất
nầy, tôi bỗng nhớ lại hai điều có liên quan đến thức tập nầy. Một là các tu sĩ nầy luôn luôn xoay
mình theo một hướng từ trái sang phải hoặc nói khác hơn là xoay theo chiều kim đồng hồ. Hai là
những tu sĩ gìa vốn thường xuyên phải xoay mình trong các nghi lễ, thường có vẻ khỏe mạnh và
tráng kiện hơn những người cùng lứa tuổi với họ.
"Khi tôi nêu vấn đề nầy với Lạt Ma, ngài đã giải thích rằng cái động tác xoay người nầy có một
tác dụng rất hữu ích, nhưng đồng thời nó cũng mang tính tác hại. Ngoài ra, ngài cũng cho biết sự