Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti
Trang 139 /236
Cập nhật tới tháng 15/2/2015
- Các hocmon này được tiết ra khi tinh thần mẹ thoải mái, con tiếp da mẹ nhiều giờ trong
ngày, con mút ti mẹ nhiều lần trong ngày (10 - 12 lần trong tuần đầu), mẹ con cảm nhận được mối
liên kết mẫu tử. Trong đó, việc con ngậm ti mẹ đúng cách là cách kích thích "chấm đỏ" rất hiệu quả.
[Vì thế trong giai đoạn 6 tuần này, tinh thần mẹ không thoải mái, giận, stress thì lượng sữa
sẽ giảm đáng kể.]
- Sau 6 tuần, cơ chế tạo sữa vẫn phụ thuộc vào 2 hocmon, nhưng lại được "kiểm soát" bởi
lực hút tại chỗ (autocrine control). Tốc độ tạo sữa dựa vào độ trống của tuyến sữa và ống dẫn sữa
sau cữ bú. Càng trống sữa tạo cho lần sau sẽ càng nhanh.
[Sữa mẹ còn thừa trong vú trong cữ trước sẽ được trả về tuyến sữa, quá trình tạo sữa sẽ
chậm lại và ít hơn, vì cơ thể điều chỉnh giảm để chống dư thừa (do đó quan niệm "để dành sữa"
cho cữ sau, là nguyên nhân làm mất sữa). Ngoài ra, nếu cách quá 6g vú mẹ không được làm trống
tuyến sữa (cho con bú, hoặc hút) thì cơ thể mẹ cũng sẽ giảm lượng sữa đáng kể, và mau mất sữa.]
Con bú ti càng nhiều (hút), sữa mẹ càng nhiều là do vậy.
- Phương pháp massage này đáp ứng nhu cầu kích thích cho cả hai cơ chế nói trên. (Đương
nhiên cách kích thich tốt nhất vẫn là cho bé bú mẹ 100% với Khớp Ngậm Đúng!)
Áp dụng:
Bất cứ bà mẹ nào, từ ngay sau khi sinh đến suốt thời gian nuôi con sữa mẹ, nuôi bú mẹ trực
tiếp hoàn toàn, hoặc bú mẹ trực tiếp phối hợp hút sữa mẹ, đều có thể áp dụng phương pháp
massage này.
Ngoài ra, trong 6 tuần đầu, sữa mẹ được tiết theo cơ chế hocmon nên một khi kích thích 1
bên vú, thì cả 2 bên đều tiết sữa (không phải do sữa loãng, hay tia sữa rỗng như quan niệm dân
gian). "Tranh thủ cơ chế này, mẹ có thể giúp con kích sữa khi con đang bú, bằng cách đồng thời áp
dụng phương pháp này để massage vú bên kia!
* Chú ý:
- Các mẹ nhớ phải rửa tay xà bông kỹ hoặc dùng gel tiệt trùng để rửa sạch 2 tay trước khi
massage nhé!
- Không được sử dụng bất kỳ loại dầu massage nào (nếu có sữa mẹ rồi, thì có thể dùng vài
giọt sữa mẹ như dầu massage), vì bé rất nhạy cảm v mùi lạ và rất được "cám dỗ" bởi mùi tự nhiên
tiết ra bởi quầng vú mẹ.
- Động tác massage phải nhẹ nhàng, không lạm dụng massage bằng động tác mạnh, không
ấn sâu.
- KHÔNG massage đầu ti. Sau cữ bú/ hút, mẹ xoa đều vài giọt sữa mẹ ở đầu ti và quầng vú,
vừa bảo vệ, vừa dưỡng mềm.
- PHƯƠNG PHÁP massage này cũng giúp hạn chế tắc tia sữa (kết hợp chườm nóng để tan
chất béo ở điểm bị tắc), cương sữa (kết hợp chườm lạnh để giảm đau).
Các mẹ đọc, áp dụng và giới thiệu cho bạn bè nhe!
Chúc tất cả các mẹ nuôi con sữa mẹ thành công!