Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti
Trang 145 /236
Cập nhật tới tháng 15/2/2015
CHO CON BÚ MẸ NHƯ THẾ NÀO LÀ AN TOÀN KHI MẸ BỆNH VÀ DÙNG
DƯỢC PHẨM
PHẦN 1: VÌ SAO MẸ BỊ BỆNH NÊN TIẾP TỤC CHO CON BÚ, VÀ CÓ THỂ DÙNG
CÁC LOẠI THUỐC PHÙ HỢP VỚI VIỆC CHO CON BÚ?
Bà mẹ đang cho con bú cũng có thể bị các bệnh trong thời gian này, và khi biết mình mắc
bệnh, bà mẹ lo lắng sợ lây cho con và không biết có thể tiếp tục cho con bú sữa trong thời gian mắc
bệnh hay không.
[Trong bài Chăm sóc Bầu vú Mẹ _ Phần 3, các vấn đề về bầu vú, Betibuti có ghi rõ những
trường hợp nào mẹ nên tiếp tục cho bé bú mẹ và các loại thuốc nào có thể dùng khi chăm sóc bầu
vú mà bé vẫn tiếp tục bú mẹ an toàn. Các mẹ nên tham khảo lại bài viết đó.]
I- Cơ sở khoa học - HỆ MIỄN DỊCH THÍCH ỨNG - cơ chế tạo "kháng thể chỉ định" cho bé
trong sữa mẹ, khi mẹ tiếp xúc với mầm bệnh/ khuẩn có hại:
Chắc các mẹ còn nhớ trong bài bú mẹ trực tiếp tốt hơn bú sữa mẹ bằng bình như thế nào,
Betibuti có nhắc đến Hệ Miễn dịch Tổng quát và Hệ Miễn dịch Thích ứng, và hứa sẽ giải thích chi
tiết về Hệ miễn dịch đặc biệt này, có mối liên quan chặt chẻ đến cơ sở khoa học của bài viết này.
Bà mẹ cho con bú và bé bú mẹ được gọi là "một cặp mẹ-con" (the dyad) vì có một hệ thống
sinh học khép kín giữa hai cá thể này, tạo nên sự phản hồi và trao đổi sinh học nhạy bén, giúp con
được bảo vệ tối ưu.
Các bà mẹ thường lo lắng khi mình bị bệnh, mà quên rằng cả mẹ và bé đều đã tiếp xúc với
cùng các loại khuẩn và mầm bệnh từ trước phát bệnh, vì các mầm bệnh đều có thời gian ủ bệnh.
Ngay khi bà mẹ (và bé) tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể mẹ trong vòng 24 giờ đã tạo ra và
truyền từ máu mẹ vào sữa mẹ đúng loại kháng thể chỉ định đối với mầm bệnh đó để cung cấp cho