TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 154

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 153 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

Ở những vùng lây nhiễm cao (gồm Đông Á và Đông Nam Á và châu Phi cận Sahara), bệnh

lây truyền chủ yếu từ mẹ sang con trong khi sinh [sinh mổ chỉ định là cách để giảm rủi ro lây nhiễm
trong khi sinh], hoặc thông qua tiếp xúc giữa mẹ con sau này.

Ở châu Á, khoảng 40% phụ nữ HBeAg (+) và có nguy cơ lây nhiễm cho con, chủ yếu trong

khi sinh, khi cơ thể sơ sinh tiếp xúc với máu và các dịch khác của cơ thể mẹ.

Ở vùng lây nhiễm thấp (gồm Tây Âu và Bắc Mỹ), lây truyền từ mẹ không phổ biến, lây truyền

chủ yếu qua đường máu và quan hệ tình dục giữa người lớn. Hầu hết các nước tiên tiến, nếu phụ
nữ mang thai được xét nghiệm có KHÁNG NGUYÊN HBsAg (+), bé sẽ được tiêm huyết thanh (HBIG)
và vắc-xin viêm gan B (HB) ngay sau khi sinh.

Theo nghiên cứu khảo sát mẫu 147 trẻ sinh ra từ các bà mẹ HBV ở Đài Loan, tỷ lệ lây nhiễm

ở bé bú mẹ và bé bú bình sữa công thức là như nhau.

Theo một nghiên cứu ở Anh, mẫu 126 bé, cũng cho thấy không có nguy cơ cao hơn ở bé bú

mẹ so với trẻ bú bình sữa công thức.

Nghiên cứu này bao gồm đo HBeAg ở mẹ, nhưng không tìm thấy mối liên quan giữa tình

trạng kháng nguyên của bà mẹ và mức độ lây nhiễm.

Từ đó có thể kết kết luận bú mẹ không gây nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với bé không bú

mẹ, và không đáng kể so với nguy cơ cao hơn do tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể mẹ khi sinh.

Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh viêm gan có khuyến cáo về các bệnh lý ở vú như nứt cổ

gà (nứt đầu ti), chảy máu hoặc tổn thương, vì trong trường hợp đó bé có thể tiếp xúc trực tiếp v
dịch tiết huyết thanh. Bà mẹ có thể vắt sữa và sử lý nhiệt sữa đã vắt trước khi cho bé bú, trong thời
gian vú có tổn thương như thế.

[Betibuti sẽ mô tả về phương pháp sử lý nhiệt trong Phần vài viết sau về HIV.]

Phương pháp áp dụng tiêm chủng vắc-xin HBV có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm

khi sinh và lây qua lại sau này giữa mẹ và con: Tiêm huyết thanh HBIG trong vòng 24 giờ sau khi
sinh và liều vắc-xin đầu tiên trong vòng 48 giờ tăng khả năng bảo vệ lên đến 85-90% ở trẻ sơ sinh
của những bà mẹ nhiễm HBV và các liều nhắc lại tiếp theo trong lịch tiêm chủng thông thường của
trẻ.

Việc tiêm phòng ngay sau khi sinh dễ thực hiện khi bé được sinh ở bệnh viện/ cơ sở y tế và

khó thực hiện hơn khi sinh tại nhà. Liều vắc-xin HB đầu tiên sau khi sinh là quan trọng hơn ở vùng
lây nhiễm cao như Châu Á. Trẻ sơ sinh sau khi nhận được liều vắc-xin đầu tiên có bú mẹ một cách
an toàn.

Khi bà mẹ đã từng nhiễm HBV và đã có kháng thể, có thể chuyển kháng thể thụ động anti-

HBs qua thai nhau cho thai nhi, nhờ đó bé sơ sinh được bảo vệ khỏi HBV trong 6 tháng đầu đời,
nên bé có thể an toàn khi cho bú mẹ, dù không tiêm ngừa.

Ở các nước tiên tiến,vú nuôi hoặc bà mẹ cho sữa phải đo HBsAg, nếu kết quả dương tính,

sữa của họ vẫn có thể cho con ruột bú, nhưng không được đem cho bé khác, trừ khi bé nhân sữa
đã được tiêm chủng vắc-xin HB. Ở những khu vực không có chủng ngừa HBV ngay sau khi sinh, thì
việc bú nhờ vú nuôi hoặc bú sữa xin của mẹ khác phải được cân nhắc kỹ hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.