TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 183

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 182 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

NHỮNG TÁC HẠI CỦA VIỆC NUÔI CON HOÀN TOÀN BẰNG SỮA CÔNG THỨC

Ở nhiều quốc qia, cần phải có sự tái thiết của "văn hoá nuôi con bằng sữa mẹ" và sự chống

trả mạnh mẽ đối với sự lan tràn lấn át của "văn hoá nuôi con bằng sữa công thức. Nhiều bà mẹ
không hề nuôi con sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và cũng không tiếp tục nuôi con sữa mẹ
đến ngoài 2 năm như khuyến nghị, và thay vào đó là thay thế hoàn toàn sữa mẹ bởi sữa công thức
ngoài thị trường hay các loại sữa khác. Nuôi con sữa công thức vừa tốn kém, vừa tăng nguy cơ tử
vong và các bệnh khác, đặc biệt ở những nơi mà các bệnh truyền nhiễm còn phổ biến và nguồn
nước sạch còn thiếu thốn. Việc nuôi con bằng sữa công thức gây ra nhiều khó khăn thực tiển cho
bà mẹ ở các nước đang phát triển, bao gồm đảm bảo sữa được pha bằng nước sạch, pha đúng liều
lượng, nguồn cung cấp đầy đủ, và các dụng cụ cho bú, đặc biệt là bình sữa phải được vệ sinh đúng
cách.

Sữa công thức không được chấp nhận là có thể thay thế cho sữa mẹ vì sữa công thức, dù là

tốt nhất, cũng chỉ cung cấp được một số thành phần dinh dưỡng chính gần như sữa mẹ. Nói cách
khác sữa công thức chỉ là một loại thực phẩm. Trong khi đó sữa mẹ là một dạng dưỡng chất sống
phức hợp, chứa kháng thể, các loại men, các axit béo dài và hóc môn, mà phần nhiều không có
trong sữa công thức. Thêm vào đó, trong những tháng đầu, hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thụ được
những thứ khác với sữa mẹ. Thậm chí chỉ cần 1 lần cho ăn bằng sữa công thức hoặc các thức ăn
khác cũng có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ, mà cần nhiều tuần để bé phục hồi.

Những nguyên nhân chủ yếu của việc ngừng nuôi con bằng sữa mẹ sớm phát sinh từ sức ép

xã hội và thương mại, bao gồm tiếp thị lấn át và khuyến mãi tràn lan của các nhà sản xuất sữa công
thức. Những áp lực này càng lớn hơn (tệ hơn) bởi những lời khuyên chuyên môn y khoa của các
chuyên viên ngành y tế thiếu kỹ năng đúng và không được đào tạo tập huấn để hỗ trợ nuôi con sữa
mẹ. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ phải đi làm trở lại sớm sau khi sinh nở, và họ gặp phải rất nhiều
thách thức, áp lực tâm lý. Đây là những nguyên nhân thường xuyên dẫn tới việc dừng cho con bú
sớm. Những bà mẹ mới sinh cần phải được hỗ trợ, giúp đỡ cả về mặt tâm lý lẫn các phương tiện
pháp lý, nhằm đảm bảo họ có thể tiếp tục nuôi con sữa mẹ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.