TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 190

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 189 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

https://www.facebook.com/groups/betibuti/permalink/478938788874972/

NẾU MẸ CHƯA CÓ KHÁNG THỂ

Nếu mẹ chưa từng tiêm ngừa chưa từng mắc bệnh sởi, thì trong sữa mẹ cũng không có loại

kháng thể này. Do đó, nếu bé cũng chưa từng tiêm ngừa sởi, thì bé chưa có kháng thể.

Có lẽ các mẹ sữa của Hội Sữa Mẹ (Bé Tí Bú Ti) đã từng đọc qua bài, Mẹ bệnh và dùng thuốc

có nên cho con bú hay không, trong đó có đoạn khuyến khích các bà mẹ tiêm chủng (chỉ ngoại trừ
tiêm chủng thuỷ đậu và sốt vàng da) trong thời gian mang thai và con con bú, để tạo nên kháng
thể và truyền kháng thể cho con một cách an toàn nhất!

https://www.facebook.com/BeTiBuTi/posts/648750491830443:0

MẸ CÓ THỂ TIÊM CHỦNG SỞI TRONG THỜI GIAN CHO CON BÚ, ĐỂ TRUYỀN KHÁNG THỂ

CHO CON KHÔNG

Ngoại trừ việc tiêm chủng bệnh thuỷ đậu và bệnh sốt vàng da, việc mẹ tiêm chủng/ chích

ngừa không gây tác hại gì cho bé bú mẹ. Việc bé bú mẹ khi mẹ tiêm chủng không bị ảnh hưởng
đến khả năng phản ứng của hệ miễn nhiễm của bé, với các chích ngừa thông thường (như bạch
hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt) mặc dù trong sữa mẹ đã có kháng thể của mẹ.

Phụ nữ cho con bú cũng có thể cần phải chủng ngừa. Việc bà mẹ tiêm chủng vắc-xin bất

hoạt (như uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt; cúm; viêm gan A; viêm gan B) không ảnh hưởng gì
cho bé bú mẹ. Một số vắc xin, chẳng hạn như uốn ván, bạch hầu, ho gà và vắc-xin thuốc chủng
ngừa cúm, được khuyến cáo cho các bà mẹ trong thời kỳ hậu sản để bảo vệ cả mẹ và bé sơ sinh.

Hoặc theo lịch nhắc định kỳ tiêm các loại vắc-xin định khác, chẳng hạn như HPV, viêm gan

A, viêm gan B vẫn có thể tiêm được cho các bà mẹ trong thời gian đang cho con bú. Chỉ cần thận
trọng khi tiêm chủng cho các bà mẹ cho con bú mà bé có bệnh đường hô hấp (ví dụ, trẻ sinh non,
trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh hoặc các vấn đề hô hấp mãn tính).

Hầu hết các loại vắc-xin sống sẽ tiết virus vào trong sữa mẹ. Ví dụ, mặc dù rubella tiêm

chủng có thể được tiết vào sữa mẹ và truyền cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, bé thường không có biểu
hiện nhiễm bệnh hoặc chỉ nhiễm rất nhẹ. Do đó, tiêm chủng sau khi sinh với vắc xin sởi-quai bị-
rubella được khuyến khích cho những người phụ nữ thiếu khả năng miễn dịch, đặc biệt là rubella.

Ngược lại, trẻ sơ sinh được coi là có nguy cơ cao sau khi tiếp xúc với thuốc chủng ngừa bệnh

đậu mùa hoặc vắc-xin sốt vàng da. Vì vậy, vắc-xin bệnh đậu mùa hoặc vắc-xin sốt vàng không được
chích trong quá trình cho con bú.

MẸ HÃY TIÊM SỞI (nếu chưa có kháng thể) VÀ CHO CON BÚ MẸ HOÀN TOÀN

Mẹ tiêm xong rồi, cho con bú thế nào cho đúng:

1- Mẹ tiêm ngừa cũng phải mất 24h mới có kháng thể. Sữa mẹ sau đó mới có thể truyền

kháng thể sang con.

2- Con cũng cần phải bú mẹ hoàn toàn (hoặc nuôi con bằng sữa mẹ là chính) thì mới nhận

đủ và liên tục lượng kháng thể cần thiết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.