TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 193

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 192 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

không, nhưng loại mỡ trong sữa lại thay đổi, chính cái mỡ (từ thành phần mỡ động vật trong thực
đơn của mẹ) mà khiến sữa nhìn đặc hơn (vì lầm tưởng nhìn đặc hơn là tốt hơn, nhiều chất hơn!) ấy
là thủ phạm, "đông đặc" ngay trên đường đi!

Khi tắc sữa phải chườm nóng, chính là dùng nhiệt làm tan các viên mỡ đông tí ti mà tai hại

đó!

2- Cũng có người sữa loãng, ăn móng giò vào sữa đặc hằn? Mà đặc chi vậy? Mắt thường

"xét nghiệm" được chất trong sữa sao? Vậy dùng mắt xét nghiệm máu được không? Hầu hết thành
phần trong sữa là từ máu mẹ mà!

Loại chất béo nào tốt nhất, trong bài chất lượng nuôi con bằng sữa mẹ đã giải thích rồi nhé.

SỮA MẸ không có đặc loãng, nóng mát nhe!

3- Lâu rồi không ăn móng giò, cảm giác giảm sữa, ăn lại có nhiều sữa trở lại, đúng không?

tác dụng do đu đủ xanh hay do móng giò? hay do ăn mỡ khát nước uống nhiều nước? hay do lâu
ngày đổi món (đối với người thích ăn móng giò và không bị quá ngán) cảm giác vẫn ngon miệng với
chất béo có giúp tăng hocmon không? Có người tin nước lọc tăng sữa, chỉ uống nước lọc cũng tăng
sữa, có áp dụng hocmon tăng theo tâm lý không? Nếu cả đời làm mẹ sữa không một cái móng giò
nào, không một ly chè vằng nào, không một loại thuốc nam lợi sữa nào, thì có ổn không? Hay chỉ
cần ăn uống phong phú, đổi món liên tục.

Cơ thể con người, nói chung chứ không chỉ liên quan đến mẹ sữa, có đôi khi ngán một số

món ăn nào đó, cho dù trước đây mình rất thích, nhưng ăn liên tục cũng phát ngán! Hoặc 1 loại
thực phẩm nào đó mình đã quá ngán nhiều năm không ăn, sau đó tình tự nhiên thấy thèm và ăn lại
thấy rất ngon. Đó là nhờ một loại hoá chất trên não là DOPAMINE, giúp tạo cảm giác "ngán" khi cơ
thể đã "nhàm" hoăc "thừa" thành phần đó, để đảm bảo cơ thể được mạnh khoẻ nhờ dinh dưỡng
phong phú, khiến người ta ăn ngon hơn khi được đổi món thường xuyên!

Có mối liên hệ giữa DOPAMINE và OXYTOCIN!

4- Có mẹ lại hỏi móng giò k tốt, vậy móng dê thì sao, móng chó thì sao, móng bò thì sao..

có con nào 4 chân kể ra hết được, để trả lời 1 lần luôn cho tiện. Người mẹ sữa k cần chân cẳng giò
móng của một loại động vật nào khác mới có thể tạo đủ sữa cho con nhe!

5- Có câu hỏi sm được tạo liên quan đến prolactin, vậy nếu mẹ sinh mỗ prolactin tăng chậm

hơn thì sao. Bài viết đã nhắc đó là giai đoạn tạo sữa II, để tạo sữa già mà! Mọi bà mẹ từ thai kỳ đã
có sữa non do giai đoạn tạo sữa I rồi, sinh mỗ sinh thường sinh non gì cũng có đủ 5-7ml/ cữ cho
con bú đủ dạ dày của con hết, nếu bà mẹ đó chỉ nghĩ đến việc cho con bú, mà k nghĩ đên các ám
ảnh vô ích như "sinh mổ k có sữa", "phải nấu sôi nhồi vú", "phải đợi sữa thành tia", "sữa mẹ phải
có ngay 30ml/ cữ con mới đủ no!" Trong các bài viết của betibuti đã có giải thích hết!

6- Suy ra vì sao mẹ sữa VN hay tắc sữa thế!

Con sông chảy từ thượng nguồn về hạ nguồn như thế nào, thì nó cứ chảy như thế, k nhìn

con sông mà chỉ nhìn vào vài nhánh sông chết đã tù đọng thì sẽ tưởng nước sông là nước tù! NCSM
đã có khoa học, cơ chế (dù là khoa học chưa nghiên cứu được hết về sữa mẹ), cứ luẩn quẩn trong
cái nhánh sông chết tiền sử của các thế hệ trước, không ra sông cái thông thoáng, thì cứ là "tắc sữa
như "móng giò bữa" (thay vì "thường xuyên như cơm bữa")!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.