TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 233

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 232 /236

Bởi: Bronwyn Warner, cố vấn của Hiệp Hội Nuôi con Sữa mẹ Úc - ABA

Vậy là bạn đang mang thai và vẫn tiếp tục cho bé lớn bú mẹ. Bạn không biết có thể nên tiếp

tục cho bé lớn bú khi mới cấn thai và tiếp tục sau đó nữa hay không. Có lẽ có người khuyên bạn
phải cai sữa cho bé lớn đi. Hoặc cũng có thể bạn đã biết có người cho con bú suốt khi mang thai và
tự hỏi như thế nào là đúng.

Mang thai lần hai hoặc sau đó là thời gian đặc biệt. Bạn có thể cảm thấy tự tin hơn trong vai

trò làm mẹ. Cơ thể của bạn đã trải qua trọn vẹn chu kỳ sinh con và tiếp tục nuôi dưỡng em bé, hoàn
thành vai trò sinh sản tự nhiên. Bạn cũng có thể là sợ hãi - làm thế nào bạn có thể yêu một đứa trẻ
khác nữa khi bạn đang rất yêu bé đầu tiên? Hoặc có lẽ bạn đang lo lắng về nhu cầu vật chất của
việc có thai và sau đó là việc chăm sóc cả hai bé. Hiệp hội Nuôi con Sữa mẹ Úc sử dụng thuật ngữ
'nuôi song song' để mô tả cho con bú cùng một lúc cả bé lớn và bé nhỏ, mà không phải là anh em
sinh đôi. Những đứa trẻ có thể bú cùng lúc hoặc lúc bé này bú lúc bé khác bú.

Khi em bé lớn hơn phát triển vào tuổi chập chững và sau đó nữa, sữa của bạn luôn luôn là

bổ dưỡng và là thức ăn trẻ em của bạn tốt nhất. Ngay cả khi bé không còn bú mẹ nhiều cữ nữa, bé
cũng nhận được lợi ích miễn dịch quý giá. Đôi khi mẹ, và con, thích cai sữa dần dần trong quá trình
mang thai, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn muốn tiếp tục, đặc biệt là nếu em bé lớn vẫn còn quá nhỏ
hoặc lần mang thai sau "vỡ kế hoạch". Tiếp tục cho con bú cũng có nghĩa là có thêm thời gian để
nghỉ ngơi trong ngày, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Cơ thể của mỗi phụ nữ cũng có khác nhau. Có người có thể thụ thai ngay cả khi họ đang

cho con bú. Một vài người cơ thể kích hoạt rụng trứng ngay khi con bú bổ sung ngoài bú mẹ trực
tiếp hoặc bắt đầu ăn dặm. Một số người khác chỉ cần cách cữ bú mẹ hơn 4 giờ hoặc em bé ngủ qua
đêm, cũng bắt đầu rụng trứng trở lại.

Đứa bé trong bụng có bị ảnh hưởng gì chăng?

Bạn có thể lo ngại về sự sống của thai nhi, nếu mẹ tiếp tục cho bé lớn bú. Đối với một thai

kỳ khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử sẩy thai hoặc doạ sinh non trước 20 tuần đầu, không
có bằng chứng cho thấy con bé lớn bú mẹ gây tổn hại cho thai nhi. Nếu bạn bị sẩy thai, thì không
phải là vì việc bạn tiếp tục cho bé lớn bú đâu!

Đôi khi bạn có thể tưởng rằng cho bé lớn bú, lấy mất chất cần cho sự ptr tốt của thai nhi.

Thực tế là thai nhi luôn được ưu tiên về mọi dưỡng chất cần thiết, và thậm có thể khỏe mạnh hơn
bình thường, vì bạn có ý thức về dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt hơn trong thời gian mang
thai này. Những lo lắng có thể là trẻ sơ sinh của bạn có thể bị bé lớn "tước mất" sữa non. Một số
bà mẹ cố ý cho bé lớn bú riêng một bên vú khi cuối thai kỳ, nhưng sữa non luôn xuất hiện trở lại
một cách tự động khi gần sinh mà không cần bà mẹ phải cố ý làm bất cứ điều gì.

Cơ thể của bạn có thể bắt đầu tạo sữa non trong thời kỳ mang thai theo cách riêng, hoặc

xảy ra nếu bé lớn đã ngừng bú một thời gian. Mùi vị của sữa non có thể khiến bé tự muốn cai sữa,
ít nhất là tạm thời, vì nó là mặn hơn sữa già. Có bé vẫn tiếp tục bú mẹ bình thường và không phiền
vì sự thay đổi mùi này. Hãy nhớ rằng sữa non là thuốc nhuận tràng tự nhiên (để giúp trẻ sơ sinh
thải phân su), do đó phân của bé lớn bú sữa non này có thể trở nên lỏng hơn nhiều. Hình thức phân
thay đổi như thế không phải là bệnh và không có hại cho bé cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.