TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 56

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 55 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

"TI MẸ, TI BÌNH"

- muốn tập cho bé ti bình để bé bú bổ

sung sữa mẹ được vắt ra, hoặc để chuẩn bị cho
khi mẹ đi làm lại.

- thời điểm nào là tốt nhất để bắt đầu

tập cho bé ti bình hoặc ti giả?

- loại ti bình/ ti giả nào là tốt nhất? giống

ti mẹ nhất?

- nếu bé chọn ti bình, bỏ ti mẹ thì tập lại

cho bé như thế nào?

1- Nhắc lại về Khớp Ngậm đúng:

Bài viết này đòi hỏi kiến thức cơ bản của

các mẹ về "khớp ngậm đúng". Mẹ nào chưa rõ
khái niệm "khớp ngậm đúng" thì tìm đọc trước bài viết đó trên trang betibuti nhe!

Vài (chưa phải là tất cả) ưu điểm của khớp ngậm đúng:

- lưỡi massage quầng vú để kích thích tiết sữa trong khi bú;

- đóng kín giữa bầu vú mẹ và môi, lưỡi bé, không cho sữa thoát ngược ra môi khi bé nút, và

bé không hớp thêm không khí vào khi bú;

- khi bé bắt đầu nuốt, trong họng sẽ giảm áp suất giúp bé bám chặt vào bầu vú mẹ và dòng

sữa được hút ra và nuốt nhẹ nhàng, hiệu quả nhất;

- đầu ti mẹ chạm sâu phía trên vòm họng, lưỡi tạo thành ống đón sữa vào thực quản khiến

bé không bị sặc.

2- Vì sao không nên tập ti bình cho bé trước 6 tuần tuổi:

Cơ sở khoa học:

Theo phân tích khoa học, cách ngậm ti mẹ và ti bình (và ti giả/ vú cao su) rất khác nhau, do

đó, đối với các mẹ mong muốn nuôi con bằng sữa mẹ, KHÔNG NÊN cho bé bú ti bình (hoặc ngậm
ti giả) TRƯỚC 6 TUẦN TUỔI, để bé đủ thời gian thiết lập ổn định thói quen bú mẹ với khớp ngậm
đúng. Trong vài trường hợp, bé cần bú sữa mẹ vắt ra trước 6 tuần tuổi, thì nên đút bé bằng cốc (ly)
nhỏ, hoặc bằng thìa (muỗng).

[Hình minh họa: Các mẹ quan sát hình minh họa, đặc biệt chú ý đến vị trí môi lưỡi khi bé

bú bình, và vị trí môi lưỡi của bé quen bú bình khi bú mẹ, so với vị trí môi lưỡi của khớp ngậm đúng
như vừa mô tả.]

Bất kể hình thức của ti nhựa (nói chung cho tất cả các loại ti bình và ti giả), cho dù trông

giống ti mẹ đến mức nào, thì cách ngậm ti nhựa cũng khác với ti mẹ.

- Bầu vú mẹ có độ đàn hồi và độ dẻo cực tốt, và thay đổi hình dạng khi đưa vào khuôn, do

đó khi bé ngậm sâu vào quầng vú, phần đầu ti và quầng vú sẽ dễ dàng thay đổi hình dạng, lấp đầy
và che kín giữa môi và lưỡi của bé, như một nút cao su đậy kín cổ chai vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.