thường thấy, những biến đổi hay thậm chí là hoán đổi về mặt chức năng, đó chính
là những gì được tiến hóa nên bởi các loài động vật.
Một trong những thí dụ thường gặp nhất chính là đặc điểm của các chi, chẳng hạn
như tay và chân ở lớp động vật có xương sống. Những bộ vây của các loài cá cổ
đại được dùng để bơi, chúng được tiến hóa nên từ những đôi chân của loài bò sát.
Chim hay thú lại thường sử dụng đôi chân của mình để chạy hay nhảy lò cò trên
mặt đất. Các chân trước của một số loài thú cổ đại và những con chim – có nguồn
gốc từ bò sát dần tiến hóa thành đôi cánh dùng để bay lần lượt giống như ở các
loài dơi hay loài chim hiện đại. Rồi sau đó, đôi cánh của loài chim và đôi chân ở
các loài thú được tiến hóa một cách độc lập để lần lượt trở thành đôi chân vẩy ở
loài chim cánh cụt hay bộ vây ở loài cá voi. Qua đó, các chi này chuyển đổi sang
chức năng bơi lội và tái xuất hiện một cách hết sức hiệu quả qua những đôi vây ở
các loài cá. Ít nhất ba nhóm trong số thế hệ hậu duệ của các loài cá theo cách thức
hoàn toàn độc lập đã mất đi đôi vây của chúng trở thành các loài bò sát và các
loài lưỡng cư không chân vốn quen thuộc với chúng ta, chẳng hạn như loài
cecilia. Về căn bản, với cùng một cách thức như thế, các đặc điểm của sinh học
sinh sản, chẳng hạn như quá trình rụng trứng âm thầm, sự khoe mẽ rõ ràng về
thời điểm rụng trứng, tình trạng hôn nhân đơn phối, sự tồn tại của hậu cung đầy
những con cái và cả việc giao phối pha tạp đều có sự biến đối một cách có lặp lại
về mặt chức năng và được chuyển đổi dần sang nhau, tái xuất hiện hay biến mất
hoàn toàn.
Quá trình tiến hóa nên sự rụng trứng âm thầm
Kết đôi giao phối Hậu cung đầy
rẫy những con
cái
➔ Hậu cung chứa đầy
con cái
➔ Hệ thống giao
phối đơn phối,
một vợ-một
chồng
Thời điểm rụng
trứng
Dấu hiệu sơ
khai
➔
Giấu kín
➔ Những dấu
hiệu bị giấu
kín
Chức năng của
những dấu hiệu về
Mà do đó dẫn
tới thiếu hụt
Nhầm lẫn về quyền
làm cha nhằm thoát
Học thuyết
“người cha ở
nhà”