Môi trường không gây ra tội phạm
T
uyên bố sớm nhất thể hiện mối liên hệ nhân quả giữa nghèo đói và tội
phạm được cho là của hoàng đế La Mã và nhà triết học Marcus Aurelius
(121-180), khi cho rằng, “Nghèo đói là mẹ đẻ của tội ác”. Gần nửa thế kỷ
đã trôi qua kể từ khi cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ramsey Clark tuyên bố,
“Nghèo đói là nguồn gốc của tội ác”. Trong lời nhận xét đưa ra ngày 18
tháng 9 năm 1968 trước Ủy ban Quốc gia về Nguyên nhân và Phòng chống
bạo lực, ông Clark đã mở rộng danh sách các nguyên nhân gây ra tội phạm,
với lý do “có mối liên hệ rõ ràng giữa tội phạm và nghèo đói, bệnh tật, nhà
nghèo nàn, thiếu cơ hội, phân biệt đối xử, bất bình đẳng, [và] sự tuyệt
vọng”
Ông khẳng định, “Nước Mỹ cần phải được khuyến khích để hiểu
về bản chất và nguyên nhân của tội phạm… và mạnh dạn giải quyết
chúng”. Tiếp sau đó là hàng loạt các chương trình của chính phủ giúp nâng
cao cơ hội cho những người phải chịu đựng những điều kiện tồi tệ mà ông
Clark mô tả. Chắc chắn nhiều người đã được hưởng lợi từ những nỗ lực đó
và cải thiện đáng kể cuộc sống. Tuy nhiên, tội phạm vẫn là một vấn đề nan
giải trong xã hội và quan niệm nghèo đói gây ra tội ác vẫn còn đó.
Tội phạm không giới hạn ở một nhóm kinh tế, dân tộc, chủng tộc hoặc
bất kỳ nhóm nhân khẩu học cụ thể nào. Hầu hết những người nghèo không
phải là tội phạm, trong khi nhiều người giàu có lại như vậy. Theo thống kê
của Bộ Tư pháp từ năm 2010, hành vi trộm cắp của sinh viên xuất thân từ
các hộ gia đình có thu nhập từ 75.000 đô la trở lên gấp gần ba lần tỷ lệ trộm
cắp của sinh viên ở các hộ gia đình có thu nhập dưới 15.000 đô la.
Cái gọi
là tội phạm cổ cồn trắng không phải là mới. Chúng bắt đầu nhận được sự
chú ý rộng rãi của giới truyền thông vào cuối thế kỷ XX và tiếp tục cho đến
ngày nay. Mặc dù các vụ án giật gân nhận được sự quan tâm nhiều nhất,
nhưng xã hội của chúng ta từ lâu đã có những kẻ tham ô và lừa đảo luôn
săn đuổi những công dân dễ bị tổn thương, bao gồm cả gia đình của họ. Họ