LỜI GIỚI THIỆU
H
ai năm sau khi ra trường, thời điểm tôi mới 28 tuổi, trong suốt tháng 1
năm 1971 tôi cùng với Tiến sĩ Samuel Yochelson đảm nhận vai trò chuyên
gia tâm lý nghiên cứu lâm sàng trong Chương trình Điều tra Hành vi Tội
phạm tại Bệnh viện St. Elizabeths tại Washington, D.C. Khi ấy tôi gần như
không nhận ra rằng mình đã bắt đầu con đường sự nghiệp mà bản thân sẽ
theo đuổi cho đến tận những năm 70 tuổi. Tiến sĩ Yochelson khởi động
chương trình này năm 1961 và đây vẫn là chương trình điều trị nghiên cứu
chuyên sâu về tội phạm dài nhất được thực hiện tại Bắc Mỹ. Khi ông qua
đời vào ngày 12 tháng 11 năm 1976, tôi trở thành người kế tục chương
trình đột phá này và tiếp tục công việc đánh giá cũng như làm việc với tội
phạm, từ những tên trộm cắp vặt cho tới những kẻ đam mê giết người.
Trong nhiều thập kỷ qua, những hiểu biết thông thường phổ biến về
hoạt động phạm tội đã coi kẻ phạm tội là nạn nhân của những tác động mà
người đó gần như không hoặc không thể kiểm soát được. Hầu như mọi thứ
có thể nghĩ tới đều được xác định là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội,
bao gồm nghèo đói, sự yếu kém trong việc nuôi dạy con cái, áp lực từ bạn
bè, bạo lực trên các phương tiện truyền thông và nhiều loại bệnh khác nhau
về tinh thần. Tiến sĩ Yochelson và tôi cùng chung quan điểm về giả thuyết
tiền đề này khi bắt đầu chương trình. Chúng tôi đã dành hàng nghìn giờ
đồng hồ để phỏng vấn những tội phạm và những người khác hiểu rõ về tội
phạm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1978. Chúng tôi nhận ra rằng,
những cá nhân này không phải do môi trường của họ không may nhào nặn
nên và điều này trái ngược với những gì chúng tôi tin tưởng ban đầu.
Không có nguyên nhân phạm tội nào được chấp nhận rộng rãi có thể lý giải
phù hợp khi xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, những người phạm tội chúng tôi
làm việc cùng đã khai thác việc tìm kiếm nguyên nhân của chúng tôi để đưa