TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM - TẬP 2 - Trang 36

11

NHỮNG NGƯỜI TỬ TẾ

T

rong những ngày đầu thực hiện nghiên cứu, vào những năm 1970,

một đặc điểm tư duy tội phạm khiến tôi cảm thấy ngạc nhiên nhất là
mọi phạm nhân đều coi mình là con người đứng đắn. Những người
tham gia nghiên cứu thừa nhận rằng, theo quan điểm của xã hội, họ là
“tội phạm” vì họ vi phạm pháp luật. Điều mà tôi nhận thấy kể từ thời
điểm đó là mọi phạm nhân, dù là nam hay nữ, vị thành niên hay trưởng
thành, đều tin rằng, về thực chất, anh ta là một người tốt.
“Nếu tự cho mình là một kẻ xấu xa, tôi không thể sống được”, một

phạm nhân nói với tôi. Một người đàn ông với tiền án dài dằng dặc trong đó
đỉnh điểm là vụ sát hại một cảnh sát bày tỏ: “Tôi luôn là một người quan
tâm đến người khác. Tôi chưa bao giờ thực sự là một kẻ bạo lực. Tôi chưa
bao giờ tự coi mình là trung tâm. Tôi cố gắng giúp đỡ mọi người bất cứ khi
nào có thể mà không mong đợi được đền đáp”. Trong một cuộc phỏng vấn
tại trại cải tạo, người đàn ông này tiếp tục nói, “Tôi hài lòng với bản thân
mình”. Một thiếu niên mua súng để cướp biên lai thu tiền trong ngày của
nhân viên nhà hàng, đã biện minh cho những gì anh ta đã làm khi nói rằng:
“Không ai bị thương” và hoàn toàn không để ý đến hậu quả mà các nạn nhân
phải trải qua. Vậy làm thế nào mà những kẻ giết người, hiếp dâm, cướp của,
lạm dụng tình dục trẻ em – tóm lại là thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào
đó – lại giữ được quan điểm tốt đẹp về bản thân mình?

Những kẻ phạm tội biết phân biệt được đúng - sai cũng như hành vi

hợp pháp và bất hợp pháp. Chúng thậm chí còn hiểu biết luật pháp hơn
nhiều công dân có trách nhiệm khác. Bất chấp những hiểu biết này, chúng
quyết định đưa ra những ngoại lệ cho bản thân chỉ vì nó phù hợp tại một thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.