TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 2

GIỚI THIỆU

Tam quốc chí là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam

Quốc của Trung Quốc từ n ăm 189 đến năm 280, do Trần Thọ biên soạn
vào thế kỉ thứ 3. Tác phẩm này hình thành từ các mẩu chuyện nhỏ kể về
các nước Ngụy, Thục và Ngô của thời đại này, đồng thời là nền tảng cho
cuốn tiểu thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam quốc diễn nghĩa được viết vào
thế kỉ 14.

Trần Thọ từng làm quan cho nhà Thục Hán, sau khi Thục Hán diệt vong

đến Lạc Dương làm quan cho nhà Tây Tấn. Trần Thọ đã dựa vào các sử
liệu cơ bản như Ngụy thư của Vương Thẩm, Ngụy lược của Ngư Hoạn,
Ngô thư của Vi Chiêu… để viết Tam quốc chí, thuật lại lịch sử Trung Quốc
từ khởi nghĩa Khăn Vàng vào cuối thời Đông Hán đến khi Tây Tấn thống
nhất Trung Quốc, tức từ năm Trung Bình thứ nhất đời Hán Linh Đế (184)
đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280). Tam quốc chí được
chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc chí 15
quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa)
nhưng đến nay đã bị thất truyền. Lúc đầu ba tác phẩm Ngụy chí, Thục chí
và Ngô chí tồn tại riêng rẽ, đến năm Hàm Bình thứ 6 thời Bắc Tống (1003)
hợp nhất đổi tên thành Tam quốc chí.

Trần Thọ là quan nhà Tấn, do đó phải lấy triều đại đã nhường ngôi cho

Tấn là Tào Ngụy làm chính thống.

Ngụy chí xếp các Hoàng đế nhà Ngụy vào bản kỷ, Tào Tháo tuy chỉ

xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng đế nhưng cũng được xếp vào bản kỷ. Có
4 quyển bản kỷ là Vũ Đế kỷ (Tào Tháo), Văn Đế kỷ (Tào Phi), Minh Đế kỷ
(Tào Duệ) và Tam Thiếu Đế kỷ (Tào Phương, Tào Mao và Tào Hoán). Các
văn thư nói về việc các vua Ngụy xưng vương, xưng đế, trị nước và việc
tang đều không chép (ngoại trừ chiếu nhường ngôi của Hán Hiến Đế - Hán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.