chẳng thể bội ước. Ta thà chết chứ chẳng ở lại được, ý ta muốn lập công để
báo ơn Tào công rồi sẽ ra đi”. Liêu đem lời của Vũ về báo lại với Tào công,
Tào công cảm nghĩa ấy.
Phó Tử viết: Liêu muốn bẩm với Thái tổ, lại sợ Thái tổ giết Vũ, không
bẩm, lại sợ trái đạo quân thần, bèn than thở rằng: “Tào công, là chúa ta; Vũ,
là anh em của ta.” Đành phải báo lại. Thái tổ nói: “Thờ chúa không quên
gốc, thật là nghĩa sĩ thiên hạ vậy. Khi nào thì người ấy sẽ đi?” Liêu đáp:
“Vũ chịu ơn sâu của chúa công, nhất định lập công báo đáp rồi mới ra đi.”
Tới khi Vũ giết Nhan Lương, Tào công biết Vũ tất bỏ đi, bèn tặng
thưởng thêm rất hậu. Vũ liền gói ghém hết những đồ thưởng để lại, viết thư
cáo từ, rồi đi đến chỗ Tiên chủ ở bên quân Viên. Tả hữu muốn đuổi theo,
Tào công nói: “Người ấy bỏ đi vì chủ, chớ nên đuổi theo.”
Thần là Tùng Chi cho rằng Tào công biết Vũ chẳng ở lại mà khen ngợi
chí khí ấy, khi Vũ bỏ đi mà chẳng sai người đuổi theo ấy là nghĩa, lại tự
cho rằng mình chưa đủ sự rộng lượng của bậc bá vương, ai có thể làm
được như vậy? ấy thật sự là Tào công đã sử xự cao đẹp vậy.
Vũ theo Tiên chủ tới chỗ Lưu Biểu. Biểu chết, Tào công bình định Kinh
châu, Tiên chủ từ Tương Phàn vượt sông chạy về phương Nam, sai Vũ lĩnh
thuỷ quân đốc xuất mấy trăm thuyền chiến hẹn gặp nhau ở Giang Lăng.
Tào công đuổi kịp (Bị) ở Đương Dương Tràng Bản, Tiên chủ chạy rẽ sang
bến Hán Tân, vừa hay gặp chiến thuyền của Vũ ở đó, mới cùng nhau đến
Hạ Khẩu.
Thục ký chép: Lúc trước, Lưu Bị ở đất Hứa cùng với Tào công đi săn.
Trong khi săn bắn, mọi người tản mát, Vũ khuyên Bị giết Công, Bị không
nghe. Khi ở Hạ khẩu, lúc phiêu dạt trên sông, Vũ giận nói: “Ngày trước lúc
đi săn, ví như theo lời Vũ này, thì ngày nay có đâu khốn cùng như thế.” Bị
nói: “Ấy bởi bấy giờ cũng vì việc quốc gia mà tiếc (Tháo) đấy thôi; thuận
đạo trời mà phụ chính, ấy là muốn yên ổn nên chẳng gây việc thị phi
vậy.”
Thần là Tùng Chi thấy sau này Bị với Đổng Thừa cùng kết mưu
, chỉ
khi việc bị tiết lộ chẳng nên việc, mới nói rằng vì việc quốc gia mà tiếc Tào