lại hai ngàn người của Vũ, lệnh Hiến đi thủ thành Vĩnh An. Nghe tin Thành
Đô thất bại, trong thành náo động, các Trưởng Sử ở bên sông đều bỏ thành
mà chạy, Hiến chém chết một người nói Thành Đô đã loạn, bách tính mới
ổn định. Được tin Hậu Chủ gọi về, Hiến vẫn dẫn quân đóng lại đó. Ngô
nghe tin Thục bại, khởi binh tiến về phía tây (Thục), nói dối là cứu viện,
thực ra muốn đánh lén Hiến. Hiến nói: “Bản triều sụp đổ, Ngô là môi răng,
không những không cứu giúp mà còn nhân loạn đi kiếm lợi, phản bội minh
ước. Mà Hán đã vong, Ngô liệu còn được bao lâu, sao có thể đi hàng Ngô
chứ!” Bảo vệ thành trì, chỉnh đốn trang bị, thề cùng tướng sĩ, thà mất mạng
cũng phải giữ tiết nghĩa. Ngô nghe tin Chung, Đặng
vô chủ, liền có lòng chiếm Thục, mà Ba Đông cố thủ, binh không thể vượt
qua, liền dẫn binh tướng tiến về phía tây. Hiến thấy nơi đó gần sông, không
thể phòng thủ, sai Tham Quân Dương Tông đột vây lên phía bắc, cáo cấp
với An Đông tướng quân Trần Khiên, lại đưa cả ấn tín văn võ, tỏ lòng
muốn hàng Tấn. Hai bên cùng nhau giao chiến, Hiến ra thành ứng chiến,
đại phá quân Ngô. Tôn Hưu tức giận, liền sai Lục Kháng dẫn ba vạn quân
đi vây đánh Hiến. Bị đánh tới sáu tháng mà viện quân không tới, trong
thành bệnh tật quá nửa. Có người hiến kế nên bỏ chạy, Hiến nói: “Kẻ sĩ
phải lấy nhân làm chủ, bách tính mong ngóng, đã không thể làm an cái
nguy, vội vã bỏ chạy, quân tử há đâu lại làm như vậy, dù mất mạng cũng
phải thủ lại nơi này.” Trần Khiên tấu lên Tấn vương, Tấn vương liền sai
Thứ sử Kinh Châu là Hồ Liệt đi cứu Hiến, Kháng đành phải lui. Tấn
Vương cho Hiến giữ nguyên việc cũ, phong làm Giang Lăng tướng quân,
Vạn Niên đình hầu. Về sau bốn huyện ở Võ Lăng phản Ngô hàng Ngụy,
Hiến liền được phong làm Thái thú Giang Lăng, Giám quân Ba Đông. Năm
Thái Thủy nguyên niên cải phong làm Tây Ngạc huyện hầu. Hiến đưa vợ
con về ở Lạc Dương, Vũ đế
phong con Hiến là Tập làm Chấp Sự. Tháng
ba năm (Thái Thủy) thứ tư , trong tiệc rượu của nhà vua tại Hoa Lâm viên,
vua hỏi về các đại thần của nhà Thục, những ai có thể dùng, Hiến tiến cứ
Thường Kị, Đỗ Chẩn, Thọ Lương ở Thục Quận, Trần Thọ ở Ba Đông, Cao
Quỹ ở Nam quận, Lữ Nhã, Hứa Quốc ở Nam Dương, Phí Cung ở Giang