HƯỚNG LÃNG TRUYỆN
Hướng Lãng tự Cự Đạt, người huyện Nghi Thành, quận Tương Dương.
Tương Dương ký viết: sư phụ hồi nhỏ của Lãng là Tư Mã Đức Tháo,
cùng Từ Nguyên Trực, Hàn Đức Cao, Bàng Sĩ Nguyên rất thân thiết.
Kinh Châu mục Lưu Biểu dùng làm huyện trưởng huyện Lâm Tự. Biểu
chết, theo Tiên Chủ. Tiên Chủ bình định khu vực bờ phía nam sông Trường
Giang, cho Lãng quản việc quân dân bốn huyện Tỷ Quy, Di Đạo, Vu (Sơn),
Di Lăng. Sau khi bình định Thục, sai Lãng làm Thái thú Ba Tây, không lâu
sau thì chuyển đến Tường Kha, về sau lại rời tới Phòng Lăng. Hậu Chủ
đăng cơ, Lãng được phong làm Bộ binh Hiệu úy, thay Vương Liên giữ
chức Thừa tướng Trưởng sử. Thừa tướng Lượng nam chinh, Lãng ở lại lo
chuyện hậu phương. Năm Kiến Hứng thứ năm, theo Lượng vào Hán Trung.
Thường ngày quan hệ giữa Lãng và Mã Tốc rất tốt, Tốc chạy trốn, Lãng
biết nhưng không báo, Lượng giận lắm, bãi chức quan đuổi về Thành Đô.
Mấy năm sau, nhậm chức Quang lộc huân
, sau khi Lượng chết, được
phong làm Tả tướng quân, khi luận đến công lao cũ, lại được phong làm
Hiển Minh đình hầu, tước quan Đặc tiến
. Lúc xưa, khi Lãng còn trẻ tuy
có xem qua văn học, nhưng không nghiên cứu tìm tòi điển tịch, ông vì tài
làm quan mà được mọi người khen ngợi. Từ sau khi bị bãi chức Trưởng sử,
nhàn nhã vô sự gần ba mươi năm,
Thần Tùng Chi xét: Lãng vướng vào vụ Mã Tốc mà mất chức Trưởng sử
là vào năm Kiến Hưng thứ sáu. Đến năm Diên Hi thứ mười thì chết, tất cả
chỉ hai mươi năm mà thôi, ở đây viết “ba mươi”, chữ nghĩa có sai lầm.
vì thế mà chuyên tâm nghiên cứu sách vở, cần mẫn không ngơi nghỉ. Khi
qua tám mươi tuổi, còn chính tay hiệu đính sách, sửa chữa lỗi sai, thư tịch
mà ông cất giữ là nhiều nhất hồi bấy giờ. Ông còn mờ cửa tiếp khách,
hướng dẫn chiêu nạp hậu bối, chỉ bàn luận việc xưa, không để ý đến
chuyện thời sự, vì thế mà được khen ngợi. Trên cho đến quan viên chấp
chính, dưới cho tới trẻ con để chỏm, ai cũng đều kính trọng. Năm Diên Hi
thứ mười tám chết.