TAM QUỐC CHÍ - THỤC CHÍ - Trang 292

hầu và các khanh đại phu. Đời Tần vẫn giữ, lập thêm chức Trung Thứ Tử,
Thứ Tử Viên. Đời Hán trở về sau, cải làm thuộc quan của Thái Tử. Lưỡng
Tấn, Nam Bắc Triều gọi là Trung Thứ Tử, Thứ Tử. Tùy, Đường về sau, đổi
thành Tả Hữu Thứ Tử, cứ thế không đổi, Thanh mạt vẫn còn.

(19)

Là một chức danh (Bộc Xạ) đứng trong nhóm năm người Thượng

thư.

(20)

Giả, Mã: Giả Quỳ tự Lương Đạo - danh tướng kiêm lương thần Tào

Ngụy, Mã Dung tự Quý Trường - Đông Hán kinh học gia.

(21)

Danh nho cuối đời Hán.

(22)

Vương thị: Chỉ Vương Túc, danh nho sống sau Trịnh Huyền một thế

hệ, là họ hàng bên ngoại của Tấn Vũ đế, cùng Giả Quỳ, Mã Dung, Trịnh
Huyền đều là danh gia chuyên về ”khảo thuận cổ học”. Thời Tam Quốc,
học thuật của Trịnh Huyền rất hưng thịnh. Đến đời Tấn,Vương Túc cải
cách lại các cải cách của Trịnh Huyền ở nhiều mặt, nhất là nghi lễ, tế tự…

(23)

Thượng Thư: Bộ cổ sử tương truyền do Khổng Tử biên soạn, gọi là

Thư, từ thời Hán gọi là Thượng Thư.

(24)

Tên gọi tắt của vĩ thư. Tức là sách mượn nghĩa kinh để luận về phù

phép điềm ứng, gồm có thất vĩ bảy bộ: Dịch vĩ, Thư vĩ, Thi vĩ, Lễ vĩ, Nhạc
vĩ, Xuân thu vĩ, Hiếu Kinh vĩ. Tương truyền là chi lưu của kinh, cũng do tay
đức Khổng Tử làm cả. Người sau thấy trong sách có nhiều câu nói về âm
dương ngũ hành nên mới gọi sự chiêm nghiệm xấu tốt là đồ vĩ hay sấm vĩ .

(25)

Gia Lệnh: Tức Thái Tử Gia Lệnh một chức quan thuộc phủ Thái tử,

được đặt ra từ đời Tần, vào hàng ngũ phẩm hưởng lương nghìn thạch.

(26)

Vương Mãng: Quyền thần nhà Tây Hán, sau lật nhà Hán lập ra

vương triều Tân.

(27)

Ý nói muốn xưng vương xưng đế.

(28)

Canh Thuỷ: Tức Hán Canh Thuỷ Đế tên là Lưu Huyền, thủ lĩnh quân

Lục Lâm, sau khi triều Tân của Vương Mãng bị quân Xích Mi đập tan, lên
làm vua nối tiếp nhà Hán, sau đầu hàng quân Xích Mi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.