nghịch với binh phương khoảng cách đến Mặt trời, tức là cách Mặt trời
càng xa, sức phá hoại sẽ càng giảm xuống nhanh chóng. Điều này khiến
các hành tinh khí khổng lồ ở xa Mặt trời hơn có thể thoát khỏi số phận bị
hủy diệt trong đợt tấn công.
Ở giai đoạn đầu, bề mặt Sao Mộc sẽ xáo động dữ dội, nhưng cấu trúc
chỉnh thể vẫn giữ được nguyên vẹn, về cơ bản, hệ thống vệ tinh của Sao
Mộc vẫn không thay đổi. Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương chỉ
bị nhiễu loạn mức độ bình thường trên bề mặt, kết cấu vẫn giữ nguyên vẹn.
Vật chất Mặt trời phun ra ngoài sẽ ảnh hưởng nhất định đến quỹ đạo ba
hành tinh này, nhưng ở giai đoạn sau, sau khi phát nổ, vật chất Mặt trời sẽ
hình thành nên đám mây xác dạng xoắn ốc, vận tốc góc và hướng quay của
đám mây này sẽ trùng với vận tốc góc và hướng quay của các hành tinh
khí khổng lồ, không gây ra lực cản có thể làm các hành tinh này hạ thấp
quỹ đạo.
Có thể xác dịnh, bốn hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt trời gồm: Sao
Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương sẽ giữ được nguyên
vẹn sau khi Mặt trời trùng đòn tấn công từ khu rừng đen tối.
Dự đoán quan trọng này chính là căn cứ cơ bản của dự án Boongke.
IV. Các kế hoạch sinh tồn đã bị loại trừ của nhân loại.
1. Kể hoạch đào vong đến các hệ sao khác:
Hoàn toàn bất khả thi về mặt công nghệ. Trong khoảng thời gian quy
định, nhân loại không thể có được khả năng viễn trình đến hệ sao khác với
quy mô lớn, số người có thể đưa đi chỉ chiếm chưa đến một phần nghìn
tổng dân số, vả lại, khả năng tìm được hành tinh có thể cư trú trước khi