cứ Sao Mộc của Hạm đội, cũng có một bộ phận là nhân viên đang làm công
việc chuẩn bị tiền kỳ cho công trình Boongke, họ có đầy đủ lý do để ở lại
nơi đó, công chúng không thể chê trách gì họ. Nhưng một khi các phi
thuyền liên sao đang được bí mật chế tạo kia hoàn thành, những người giàu
có sở hữu chúng có thể nấp ở bên kia Sao Mộc lâu dài.
Từ góc độ pháp luật, ít nhất là hiện giờ, không có luật pháp quốc tế hay
quốc gia nào ngăn cấm đoàn thể hoặc cá nhân chế tạo phi thuyền liên sao,
tị nạn ở mặt khuất bóng Mặt trời của các hành tinh khổng lồ cũng không bị
coi là chủ nghĩa đào vong, nhưng ở đây xuất hiện sự bất bình đẳng lớn
nhất trong lịch sử loài người: bất bình đẳng trước cái chết.
Trong lịch sử, bất bình đẳng xã hội chủ yếu là ở các lĩnh vực kinh tế,
địa vị xã hội, về cơ bản, tất cả mọi người đều bình đẳng trước cái chết.
Đương nhiên, sự bất bình đẳng trước cái chết vẫn luôn tồn tại, chẳng hạn
như điều kiện y tế không đồng đều, tỷ lệ sống sót trong thảm họa tự nhiên
khác nhau do cách biệt giàu nghèo, khả năng sinh tồn của quân đội và dân
thường trong chiến tranh khác nhau, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử lại
xuất hiện cục diện như hiện nay: một số ít chiếm chưa đến một phần vạn
tổng dân số Trái đất có thể nấp vào nơi an toàn để tiếp tục sinh tồn, còn
mấy tỷ người còn lại phải ở lại Trái đất chờ chết.
Kể cả vào thời cổ đại, người ta cũng không thể nào chấp nhận được sự
bất bình đẳng lớn nhường này, huống hồ là xã hội hiện đại ngày nay.
Hiện tượng này trực tiếp dẫn đến sự nghi ngờ của cộng đồng quốc tế
đối với kế hoạch phi thuyền vận tốc ánh sáng.
Sống trong các phi thuyền nấp sau Sao Mộc hoặc Sao Thổ cố nhiên có
thể may mắn sống sót trong đợt tấn công khu rừng đen tối, nhưng đó