Bạn có thể đơn giản dùng những tiếng như “À, ừ” hoặc “ừm”. Hoặc bạn
cũng có thể dùng những cụm từ có ý ủng hộ như…
“Anh/em hiểu cảm giác của em/anh”. “Anh/em cũng nghĩ như vậy…”
“Anh/em đồng cảm với em/anh…” “Anh/em có thể tưởng tượng được
là…”
“Anh/em cũng đã từng ở hoàn cảnh tương tự như em/anh…”
Đồng thời, hãy nhắc đến tên đối tượng ở những khoảnh khắc phù hợp.
Điều này sẽ giúp làm ngưng đôi chút cuộc trò chuyện và được xem như
yếu tố đồng cảm rất mạnh mẽ.
Đây là một cuộc trò chuyện, có hơi phóng đại một chút, có sử dụng các
yếu tố ngôn ngữ đồng cảm và dùng tên gọi của đối tượng vào những thời
điểm hợp lý. Hãy giả sử bạn đang nói chuyện về tennis với một đối
tượng tiềm năng mà bạn vừa được giới thiệu ở một bữa tiệc.
Đối tượng: “Không. Nhiều năm rồi anh không chơi tennis nữa. Anh
thích tennis nhưng anh bị gẫy mấy ngón chân trong một vụ tai nạn xe
hơi.”
Bạn: “Ôi trời, thật kinh khủng” (đồng cảm). “Hẳn là anh rất nhớ tennis
rồi” (một cách đồng cảm khác).
Đối tượng: “Ừ, quả là thế. Anh đã từng chơi tennis hàng tuần mà”.
Bạn: “Ồ, em hiểu cảm giác của anh” (đồng cảm). “Thật khủng khiếp khi
muốn làm điều gì đó mà lại khó có thể làm được. Anh đã tìm được môn
nào thay thế cho tennis chưa?”
Đối tượng: “Thực tế là rồi. Bây giờ anh trượt pa-tanh rất nhiều. Và anh
thích nó – nhất là tốc độ”.