Ồ, như thế tốt thôi. Nhưng bây giờ họ nói gì? Câu trả lời chỉ vẻn vẹn một
từ của bạn cho câu hỏi “Em/anh làm gì?” có thể sẽ khiến họ rơi vào trạng
thái tắc tị. (Bạn hỏi gì một nhà vật lý hạt nhân đây?).
Đừng bao giờ chỉ nói tên công việc của bạn và để cho đối tượng bế tắc
trong trò chuyện. Hãy quẳng cho họ một chút mồi giới thiệu để họ có thể
nói thêm và cuộc trò chuyện sẽ không rơi vào tình trạng chết yểu.
Bạn là luật sư ư? Thay vì chỉ nói: “Em/anh là luật sư”, hãy mở rộng thêm
về nó. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Em/ anh là luật sư. Công ty anh/em
chuyên về luật lao động. Trên thực tế, hiện anh/em đang tham gia giải
quyết một vụ việc một phụ nữ đang phải chịu trách nhiệm vì đã mang
thai và phải nghỉ làm một thời gian”.
Lúc này, bạn đã tạo cho đối tượng một vài mồi câu trò chuyện. Nếu bạn
không làm thế, họ sẽ nhanh chóng biến đi để tìm kiếm những người khác
trò chuyện, ở đó họ sẽ cảm thấy mình khéo léo hơn.
Một câu hỏi khác mà chẳng sớm thì muộn người lạ hấp dẫn cũng sẽ hỏi
bạn là: “Anh/em là người ở đâu?” Hãy trả lời nhiều hơn là việc chỉ thốt
ra một từ miêu tả địa lý ngắn ngủi với họ. Hãy chuẩn bị một chút thông
tin thú vị về quê hương của bạn.
Chẳng hạn, tôi là người gốc Washington D.C. Khi được hỏi, tôi nói với
mọi người rằng, khi tôi lớn lên, ở đó cứ 7 phụ nữ mới có 1 đàn ông vì
tình trạng dư thừa công nhân nữ của chính phủ (một lý do hay để biết
đến phải không?). Với một đối tượng có vẻ nghệ sỹ, tôi nói với họ rằng
Washington là thành phố được thiết kế chính bởi người công trình sư đã
thiết kế thành phố Paris. Bạn càng đưa ra nhiều thông tin, cuộc trò
chuyện càng đạt mức hấp dẫn hơn với con mồi của bạn.
THỦ THUẬT 14: Lắp lại vỏ hạt