Lưu thông khí huyết, nuôi dưỡng âm dương, quyết định sinh
tử, xử lý bách bệnh.
Tâm là chủ của huyết mạch, mọi huyết mạch đều thuộc về
tim.
Quân trở về, chớ ngăn cản.
Tiến đánh lần đầu thì khí thế, lần thứ hai đã giảm sút, lần thứ
ba thì hết hăng hái.
Kỳ Sơn: theo những ghi chép trong các sách vở xưa còn có
tên là núi Lam Tha, ở thành phố An Dương tỉnh Hà Nam ngày nay.
Không phải địa danh Kỳ Sơn là nơi mà Gia Cát lượng đóng quân khi
bắc phạt.
Nguyên âm Hán Việt: “Đại Hán giả, đương đồ cao” (Kẻ thay
thế nhà Hán là “Đương đồ cao”), là một câu sấm ngữ có thời gian lưu
truyền dài nhất, ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nó
cũng được chép trong Hán Vũ cố sự, đồng thời trong Hậu Hán thư,
Tam quốc chí, Tấn thư cũng đều nhiều lần nhắc đến, với cách giải
thích khác nhau.
Sấm vĩ: tên gọi chung Đồ sấm và Vĩ thư thời cổ. Sấm là
những ẩn ngữ và hình vẽ dự báo việc cát hung do những người làm
phương thuật tạo ra, Vĩ là một loại sách phái sinh ra trong việc phụ hội
cho kinh nghĩa của Nho gia. Những sách được nhắc đến ở đây như
Xuân Thu sấm, Hà Đồ hội xương phù đều là danh mục trong tám mươi
mốt bộ sách sấm vĩ thời Lưỡng Hán. Sấm vĩ là sản phẩm mê tín phái
sinh của học thuyết Nho gia, không có căn cứ khoa học, nhưng một
lượng nhỏ trong đó đã dần diễn biến thành văn hóa truyền thống chủ
chốt của Trung Quốc. Ví dụ như lý luận về tam cương: “Quân thần”,
“Phụ tử”, “Phu phụ” là có xuất phát từ sấm vĩ.
Sông Hà xuất hiện đồ, Sông Lạc xuất hiện thư, bậc thánh
nhân lấy đó mà y theo.