TÂY NINH XƯA - Trang 27

- Tại các khu rừng thuộc tỉnh Tây Ninh trước kia thường có : Nai,

Mển, Chồn, Cheo, Thỏ, Heo rừng, Gấu, Cọp.

- Nơi săn bắn được là nơi Trại Bí, Lò Gò, Bàu Cỏ, Ka-tum, Bổ túc,

Lộc Ninh và Trại Dầu.

GIAO THÔNG THỦY BỘ

Sự lưu thông bằng đường thủy từ Tây Ninh đến các tỉnh khác được

thuận tiện, nên ghe thuyền thường tải hàng đến bán tại các bến Phú Đức,
Hiếu Thiện, Bến Kéo và đôi khi cũng đến tận Bến Sỏi (quận lỵ Phước
Ninh).

Trên các sông rạch trong tỉnh, sự lưu thông với các vùng xa xôi phía

hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông được dễ dàng là có nhiều ghe thuyền và đò
máy thường tới lui.

Ngoài ra, các công trình thủy nông, từ năm 1958, trong tỉnh đã hoàn

thành việc đào 3 con kinh thoát thủy tại xã An Thạnh và Lợi Thuận thuộc
quận Hiếu Thiện (Gò Dầu Hạ) :

- Kinh số 1 dài 1.300 thước, rộng 2 thước, sâu 0,90 thước thông với

rạch Gò Xoài và sông Vàm Cỏ Đông chạy đến ranh ấp Voi thuộc xã An
Thạnh.

- Kinh số 2 dài 4.700 thước, sâu 1,40 thước đến 1,80 thước, đáy rộng

1,40 thước, mặt 4,20 thước.

- Kinh số 3 dài 2.600 thước, sâu 1,30 thước, mặt 4,20 thước, đáy rộng

1,30 thước.

Lại còn có một con kinh đào đáng kể nhất trong tỉnh là con kinh đào

Séville. Kinh này hoàn thành vào năm 1902, do sáng kiến của tỉnh trưởng
Pháp thời bấy giờ tên Séville. Kinh dài 4 cây số rưỡi, nối liền tỉnh lỵ Tây
Ninh với sông Vàm Cỏ Đông, lưu thông được cho ghe thuyền trung bình.

Về đường bộ có những con đường tân tạo :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.