chữ “cướp” lên lòng bàn tay cho thầy xem. Con biết thế nào thầy cũng đọc
được ý của con.
Nghe xong Văn Hiến thở dài chẳng nói gì.
*
* *
Từ ấy về sau Nguyễn Nhạc chia quân cướp của bọn cường hào ác bá, quan
lại trong huyện Tuy Viễn lấy thóc gạo chia cho dân, nên người nghèo theo
phục rất đông, chỉ trong một năm quân số đã lên đến vạn người. Binh của
huyện quan sở tại không làm sao chống nổi, đành phải bỏ huyện lỵ chạy
vào trong thành Quy Nhơn báo với quan trấn thủ là Nguyễn Khắc Tuyên.
Nguyễn Khắc Tuyên vỗ án quát mắng quan tri huyện:
- Ngươi thân làm huyện quan ở Tuy Viễn mà không dẹp nổi bọn giặc cỏ ấy,
lại còn bỏ huyện lỵ mà chạy, tội có đáng chết không?
Huyện quan dập đầu lạy thưa:
- Bẩm Đại quan tha tội, bọn cướp này rất mạnh chứ chẳng phải như các bọn
giặc cỏ lúc trước. Ban đầu chúng cướp của nhà giàu chia cho người nghèo
nên bọn ngu dân theo phục rất đông. Nghe đâu chúng sắp sửa cướp thành
Quy Nhơn, xin Đại quan hãy khá đề phòng. Binh của chúng rất thiện chiến,
hàng ngũ chỉnh tề, quân pháp nghiêm minh. Tướng của chúng sức địch
muôn người, nên tôi không chống nổi. Xin Đại quan tha cho tội chết.
- Tên đầu đảng của chúng tên gì?
- Bẩm, tên đầu đảng tên là Nguyễn Nhạc, nghe bọn chúng xưng tụng là Tây
Sơn trại chủ.
Tuyên cười rằng:
- Thì ra là tên Nguyễn Nhạc trước làm Biện lại ở Vân Đồn đánh bạc thua
hết tiền thuế, rồi trốn lên rừng làm cướp. Thằng ấy thì có tài cán gì, chẳng
qua ngươi muốn nhẹ tội nên mới đặt điều nói chúng tài giỏi, làm giảm nhuệ
khí binh triều, gây hoang mang trong dân chúng, tội thật đáng bêu đầu.
Nói xong thét võ sĩ lôi ra chém.
Tuyên bảo em ruột là phó tướng Nguyễn Hữu Thệ rằng:
- Ngươi hãy ngày đêm sai quân tuần phòng quanh thành cho nghiêm ngặt,
và cho người ra phi báo cho hai huyện Phù Ly và Bồng Sơn hãy cẩn thận đề