Dữ liệu thu thập từ website của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC)
https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/data.html
Tế Bào Gốc Trung Mô Trong Điều Trị Tự Kỷ
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) đề cập đến một nhóm rối loạn phát triển não ảnh hưởng đến kỹ năng giao
tiếp và tương tác xã hội với mức độ khác nhau về cường độ, có tác động đáng kể đối với đời sống của
bệnh nhân, gia đình và xã hội. Các cơ chế gây ASD chưa được xác định đầy đủ [7], và hiện tại không
có cách chữa trị nào. Việc điều trị tập trung vào quản lý hành vi; can thiệp y tế thường nhắm đến các
triệu chứng – ví dụ, với thuốc chống rối loạn thần kinh trong một số trường hợp nhất định [8]. Có một
nhu cầu cấp thiết đối với các phương pháp điều trị khác [9], đặc biệt là những phương pháp tập trung
vào các quá trình sinh học đã biết liên quan đến ASD.
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng có thể có mối liên hệ giữa ASD, hệ miễn dịch và hiện
tượng viêm. Trẻ em bị ASD có hàm lượng một số chemokine (protein báo hiệu được tiết ra bởi các tế
bào, trong trường hợp này là MDC và TARC) được biểu hiện cục bộ bởi các mô bị viêm cao hơn, và
càng tăng ở những người có triệu chứng nặng hơn [10]. Tương tự như vậy, trẻ em bị ASD đã được tìm
thấy có nồng độ cytokine gây viêm Th1 (IL-12 và IFN-γ) trong máu cao hơn đáng kể so với các trẻ
cùng tuổi [11]. Các protein liên quan đến việc gắn kết bạch cầu vào thành mạch máu (một bước quan
trọng của quá trình viêm) đã được tìm thấy ở mức độ cao đáng kể ở trẻ em bị ASD [12]. Sau khi điều
trị 26 tuần với chế độ ăn bổ sung luteolin, một nhóm trẻ em bị ASD cho thấy việc giảm mức độ của
các cytokine gây viêm TNF-α và IL-6, có liên quan chặt chẽ với sự cải thiện hành vi [13]. Như trong
thử nghiệm này, chúng tôi nhận thấy đáp ứng đối với việc điều trị thay đổi theo nhóm trẻ ASD. Việc
phát hiện các dấu ấn sinh học giúp xác định các quần thể con như vậy là vấn đề mấu chốt trong việc
điều trị cho trẻ em bị những rối loạn này.
Có khoảng 20% trẻ bị ASD có các triệu chứng tiêu hóa, với mức độ nghiêm trọng cao hơn ở những
trẻ khó tính, hay lo âu và xa lánh xã hội [14]. Nhạy (quá mẫn) với các kích thích (thính giác, thị giác,
cảm giác) là một đặc điểm chung của ASD; một nghiên cứu trên 2.973 trẻ bị ASD cho thấy tỷ lệ đáp
ứng quá mẫn là cao đối với kích thích giác quan ở những trẻ có triệu chứng về tiêu hóa [15].
Hiện tượng viêm ở cả ruột non và ruột già cũng đã được báo cáo [16], và một thử nghiệm đối với một
số gien, cùng các marker gây viêm, có thể xác định chính xác ASD ở 83% trường hợp [17]. Mức độ
viêm liên tục bắt nguồn từ ruột này có thể gây ra những thay đổi trong cấu trúc não; điều đó đã
chứng minh được rằng chất trắng não là không cân xứng đáng kể ở trẻ em bị ASD [18]; hiện tượng
viêm dây thần kinh và mở rộng chất trắng của não có khả năng đồng xuất hiện [19]. Những đánh giá