những vạt hoa núi đan xen nhau giống như một tấm thổ cẩm khổng lồ, đẹp
đến mê hồn. Những con bướm đủ mọi sắc mầu đang đùa vui trên những
bông hoa cải vàng đầy phấn nhuỵ. Những con ong bé nhỏ chăm chỉ hút mật
bạc hà đến căng mọng bụng. Cái lạnh sắt se như đang bớt dần đi khi ánh
nắng mặt trời ló khỏi các đám mây chiếu những tia sáng vàng óng xuống
thung lũng mờ sương. Nhìn cảnh đẹp của trời đất, Seo Lử nói với Nỏ Pó:
- Năm nay trời đẹp, nhất định Sủng Pả sẽ được mùa. Tôi chỉ mong già
làng mãi khoẻ mạnh để được nhìn thấy dân bản mình no đủ, ấm áp.
Nỏ Pó gật đầu cười móm mém:
- Ta cũng mong thế. Nhưng ta già quá rồi. Việc lo cho dân bản phải
nhờ cậy cả vào tộc trưởng thôi!
Seo Lử cảm động ôm đôi vai gầy của già làng Nỏ Pó, dìu ông vào vị
trí trang trọng nhất của lễ hội để xem các trò chơi dân gian trong tiếng khèn
Mông dìu dặt…
** *
Người đời sau kể lại chuyện về Sùng Chứ Đa, về cái cột đá treo người
bằng nhiều cách khác nhau. Riêng chuyện mất tích của Chứ Đa mỗi người
kể một khác. Người thì bảo Sùng Chứ Đa bị chết cháy trong trận hỏa hoạn;
người khác lại bảo Chứ Đa sang Mã Lỳ, thành chủ tướng của vùng đất xa
lạ, bí ẩn ấy; có người khẳng định Sùng Chứ Đa đã nhảy xuống Giếng Đá ở
khu vực Miệng Hổ; người khác lại bảo Chứ Đa vào hang đá sống như một
người rừng...
Chẳng biết chuyện về Sùng Chứ Đa thực hư thế nào, nhưng cái cột đá
treo người, mà người đời sau gọi là "Cột đá tử thần", người xưa gọi là
"Thạch trụ huyết" đến nay vẫn còn đó. Nó được đưa về Bảo tàng tỉnh, dựng
ngay phía trước cổng để mọi người đi qua dễ dàng nhìn thấy. Năm tháng