THÀNH-CÁT-TƯ HÃN VÀ ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ - Trang 25

Vua Cao Tông của nước Cao Câu Ly nhớ ơn Lý tướng quân, cho xây Thụ
Hàng Môn, ở đó có bia ghi sự tích Hoa Sơn tướng quân, anh hùng Cao Ly
nhưng không quên mình là người Đại Việt. Trên đỉnh núi Quảng Đài Sơn
có Vọng Quốc Đàn, nay gọi là Vọng Cố Hương, có một tảng đá gọi là Việt
Thanh Nham để Lý tướng quân ngồi ngóng về quê cũ. Năm 1953, chiến
tranh Triều Tiên xảy ra, chi chính của dòng họ Lý, gồm hai trăm gia đình
chạy xuống Hán Thành của Đại Hàn (Nam Cao). Vào thập niên (19)60,
chính phủ Đại Hàn đã dựng tượng Lý tướng quân (còn gọi là Bạch Mã
tướng quân) trên đường từ phi trường đến Hán Thành. Trong cuộc chiến
tranh Việt Nam vừa qua, chính phủ Đại Hàn có gửi một sư đoàn thiện chiến
sang tham dự, đó là sư đoàn Bạch Mã lừng danh. Năm 1994, hậu duệ đời
thứ 25 của ngài là Lý Xương Căn có về làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh thăm quê cha đất tổ.
Năm 1392, bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới triều đại Lý. Đầu thế kỷ thứ
XVII, bán đảo lại là chư hầu của Trung Hoa. Từ năm 1894, nơi đây là sân
khấu của sự tranh chấp giữa Tàu và Nhật, rồi Tàu bị lép vế, mất hết quyền
hành. Năm 1910, bán đảo Triều Tiên bị quân đội Thiên Hoàng chiếm đóng,
mãi đến năm 1945 Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh thì Triều Tiên mới được
giải phóng. Nhưng lại bị chia đôi, miền bắc (Bắc Cao) dựa vào Liên Xô và
miền nam (Nam Hàn) dựa vào Hoa Kỳ. Từ năm 1950 đến năm 1953, nội
chiến xảy ra khốc liệt. Ngày nay, “khu tự trị Yên Biên” nằm trong lãnh thổ
Trung Quốc, chỉ có khoảng một triệu dân, văn hoá khác hẳn văn hoá Tàu,
thế mà người Tàu cứ nhận bừa là của mình. Sử gia Yeo Ho Kyu của Đại
Học Hán Thành nhân dịp này đã phát biểu: “Người Tàu từ xưa thường hay
dùng lá bài văn hoá người Hán để thôn tính các nước lân cận, như họ đã
làm tại Tây Tạng, Tân Cương. Nay họ đang có tham vọng biến vùng đông
bắc Á thành một tỉnh của họ”. Trung Quốc sợ vùng này đòi ly khai rồi trở
lại với Triều Tiên thống nhất nên đã nhận vơ nền văn hoá Cao Câu Ly là
của mình để dễ đồng hoá. Việc này đang bị cả Bắc Cao lẫn Nam Hàn, cả
Nhật Bản nữa, phản đối. Một chính khách Nam Hàn đầu năm 2004 kêu gọi
các dân tộc Triều Tiên, Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, Tây Tạng, Việt
Nam... hãy đoàn kết chống hiểm hoạ Tàu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.