lễ điếu hai cha con cố đô đốc Giác Xương An. Bữa cơm trưa đã xong,
người ta thấy đưa vào hai cỗ quan tài, Nỗ Nhĩ biết đó là thi hài của cha và
ông, bò lăn xuống đất kêu khóc thảm thiết.
Lý Thành Lương vội chạy tới nâng Nỗ Nhĩ dậy cho dựng hai chiếc quan tài
giữa sảnh. Toàn thành văn võ quan viên khăn áo chỉnh tề đều tới phúng
điếu. Cuộc hành lễ đã xong, Nỗ Nhĩ mới hỏi Lương xem ai là người giữ gìn
cấn thận thi hài cha, ông của mình. Lương chỉ một người đứng cạnh và bảo:
- Y cũng là một vị bộ chủ tên gọi ước Xước. Thi hài cha, ông của túc hạ
chính nhờ y gìn giữ lâu nay đó.
Nỗ Nhĩ tiến lên vài bước chắp tay lạy tạ ơn.
Qua ngày hôm sau, Nỗ Nhĩ mang hai cỗ quan tài ra khỏi thành trở về, có
Lý Thành Lương tiễn đưa. Khi từ biệt, Nỗ Nhĩ tặng Lương một con ngựa
tên gọi Tam Phi, có tài leo núi như chạy trên đồng bằng, vốn một loại ngựa
quý hiếm có. Lương cũng lấy làm cảm kích đối với Nỗ Nhĩ. Lương bèn viết
tấu chương về triều tàu với Minh hoàng đế rằng Nỗ Nhĩ rất cảm kích đối
với thánh ân.
Chẳng mấy ngày, thánh chỉ từ Bắc Kinh tới nói mỗi năm thưởng cho đô
đốc Kiến Châu tám trăm lạng bạc, mười lăm tấm đoạn hoa.
Tờ thánh chí này tới thành Hưng Kinh, đã làm cho Nỗ Nhĩ Cáp Tề mặt mũi
vẻ vang. Quả nhiên, từ đó toàn thể họ hàng chẳng còn ai dám khinh nhờn
ông nữa.
Nỗ Nhĩ Cáp Tề mong mỏi lập nhiều công nghiệp lớn khác để khoe khoang
với bà con họ hàng. Đại Thiện nghĩ ra một kế sách giúp cha. Thiện nói:
- Phụ nhân nên tới Bắc Kinh tiến cống một phen. Khi trở về nếu được điều
may mắn, thì vừa có thể khoa trương oai vũ đối với thân tộc vừa có thể chế
phục các bộ lạc khác.
Nỗ Nhĩ cho lời con là phải, lập tức truyền lệnh cho người tới các bộ lạc sưu
tầm: ngọc châu, đà điểu và nhiều đồ quý khác nữa. Lại chọn một trăm con
ngựa tốt đem theo. Sửa soạn xong, Nỗ nhờ chọn ngày tốt khởi hành với
một ngàn vệ binh kiêu dũng.
Bối lặc các bộ lạc cũng như các anh em thân thuộc, tất nhiên, có một cuộc
vui nhộn tưng bừng để tiễn đưa quan đô đốc lên đường.