THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - Trang 333

Nhưng họ còn phải giữ kẽ, bởi vì họ biết bà Thái hậu nước Đại Thanh đã hạ
giá lấy Nhiếp chính vương, tất nhiên là được sủng hạnh chuyên phòng. Họ
cho rằng nếu hai chị em họ qua Thanh quốc thì thế nào cũng bị bà ta khi dễ.
Nếu vương muốn lấy họ thì chi bằng mời vương tới nước họ để thành thân
rồi làm cho họ một toà vương phủ cao rộng to lớn để họ vĩnh viễn ở đó,
khỏi phải xa cha xa mẹ. Hai cô công chúa tính toán với nhau như vậy, nên
vua cha của hai nàng bèn cho người đem sở nguyện đó báo cho Nhiếp
chính vương hay. Vương được hồi đáp, lúc đầu cũng lấy làm nguyện ý vì
như thế tránh xa được tai mắt của Thái hậu, nhưng về sau suy đi nghĩ lại
vương lại thấy bất tiện, cho rằng chẳng ra thể thống gì khi mình đường
đường là một vị Nhiếp chính vương mà lại đi cầu thân ở một nước thuộc
quốc. Mãi về sau Hà Lạc Hội mới nghĩ ra một kế, đại thể vương cho xây
cất một toà Hành cung ở thành Khách Thích gần biên giới Triều Tiên để hai
nàng công chúa ở còn vương thì láy cớ là xuất quân đi tuần cảnh rồi tới với
hai nàng.
Mọi việc xếp đặt đã xong, Nhiếp chính vương chọn ngày Cát Nhật khởi
trình từ Bắc Kinh, đem theo bọn quan binh của Bắc kỳ Cô Sơn Ngạch
Châm. Thái hậu tuy không muốn cho Nhiếp chính vương xa mình, nhưng
vì việc quốc gia đại sự chẳng tiện ngăn trở đành phải để cho vương đi.
Lại nói Thuận Trị hoàng đế mỗi ngày một lớn. Bởi vậy việc chung thân của
ngài trở nên rất khẩn yếu. Trước đây, Nhiếp chính vương đứng làm chủ đã
hỏi con gái của bộ chủ bộ lạc Khoa Nhĩ Bí Ngô Khắc Thiện cho hoàng đế
làm hoàng hậu. Nay Nhiếp chính vương lên đường xuất binh, nên Thái hậu
phải nói với vương chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ đại hôn cho hoàng
đế. Nhiếp chính vương lúc đó, ngày đêm chỉ nghĩ tới hai nàng công chúa
Triều Tiên cho nên mọi việc trong cung vương để mặc thái hậu định liệu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.