nhanh, càng lúc càng bám sát lấy Trinh. Trinh thấy thế giật mình biết nhà
sư này chẳng phải tay vừa.
Trong lúc Trinh còn đang suy nghĩ để so đo đánh giá thì cây thiền trượng
đã như một trái núi Thái Sơn từ trên cao vụt tới chỉ cần nghe tiếng gió cũng
đã nghe ghê hồn rồi.
Trinh hoảng quá, vội nhảy lùi ra sau mấy bước, rồi bỗng quỳ xuống đất
miệng kêu: "Xin sư phụ tha mạng". Nhà sư thu cây thiền trượng, hồ hố cười
lớn đoạn quay mình tới gốc cây tùng lượm gói đồ lên, co chân phóng đi.
Trinh đời nào chịu bỏ, vội đuổi theo. Khi tới gần, Trinh vội ôm cánh tay
nhà sư, khẩn khoản xin nhà sư cho làm đệ tử. Nhà sư nghe lời Trinh có vẻ
thực thà, liền nhìn Trinh từ đầu tới cuối rồi gật đầu ưng chịu.
Trinh như mở cờ trong bụng, vội quay về khách điếm kể lại cho bọn tuỳ
tùng nghe mọi việc vừa xảy ra rồi bảo chúng quay trở về kinh chờ đợi. Còn
Trinh thì theo chân nhà sư ra đi. Hai thầy trò ngày đi đêm nghỉ, trèo núi
vượt đèo, trải qua không biết bao nhiêu đường đất. Bình sinh Trinh đâu
phải nếm cảnh gian lao khố cực như thế này nhưng vì muốn học tập bản
lãnh, cho nên đành phải nhẫn nại chịu đựng. Hai người đi như vậy đã nhiều
ngày bỗng một hôm tới một ngọn núi cao. Thầy trò cùng trèo lên. Khi tới
được đỉnh núi thì Trinh đã mệt nhoài, mồ hôi ra như tắm. Nhà sư co chân
bước những bước vừa cao vừa dài tới một chóp núi. Một toà miếu lớn hiện
ra, mé trên cửa treo tấm biển viết ba chữ lớn: "THIẾU LÂM TỰ". Mãi lúc
đó Trinh mới rõ sự thể, và từ đó về sau Trinh theo sư phụ, cùng bọn sư
huynh sư đệ ngày ngày luyện tập.
Trinh sống với bọn đồng môn nơi đây mười phần hoà thuận. Có kẻ hỏi
Trinh lai lịch quê quán thì Trinh chỉ bảo mình quê ở Bảo Định Phú còn câu
chuyện hoàng tử, hoàng cung Trinh tuyệt đối giữ kín không cho ai hay.
Trinh có tật xấu là ăn quá nhiều khiến bọn đồng môn ai cũng cười Trinh và
đem sánh với vị sư phó trước đây.
Vị sư phó của họ tên gọi Chính Giác. Lúc mới tới chùa, Chính Giác chỉ là
một nhà sư nấu bếp. Chính Giác ăn quá nhiều. Mỗi lần cùng ăn cơm với
bọn đồng môn, Chính Giác ăn không được no, chỉ lưng lửng phần nào,
miệng còn chép chép muốn ăn thêm. Bởi vậy, Chính Giác tính chuyện trộm