cáo ra ngoài, nói hoàng đế trong lúc bệnh hoạn, buồn phiền, bất luận nội
ngoại thân thích, cấm không được ai bước vào vườn. Tội nghiệp cho bọn
phi tần, quận vương, công chúa, cả những thân thuộc quý tộc, thảy đều bị
chặn lại ngoài cổng. Ngay cả hoàng hậu cũng chỉ được đứng ngoài khấu
đầu thỉnh an mà thôi. Bên trong, Ung vương một mình tha hồ thao túng,
muốn làm trời làm đất gì cũng chẳng ai biết, ai hay.
Bệnh tình Khang Hi hoàng đế càng ngày càng nặng. Đám ngự y đủ mặt,
anh, nào anh nấy khoanh tay vô sách, chỉ biết ngày đêm hầu hạ bên giường,
đổ nước sâm cho hoàng đế cầm hơi mà thôi.
Chẳng bao lâu đã tới cuối ngày cuối tháng một mùa đông. Trời lạnh thấu
xương. Khang Hi hoàng đế nằm trên long sàng, hơi thở đã có phần khó
khăn. Ngài tự biết mình không còn sống được bao lâu nữa, lào thào bảo
Long Khoa Đa cho gọi thập tứ hoàng tử tới, nhưng Đa đã mưu tính trước,
vâng lệnh hoàng đế trở ra, bèn gọi ngay Ung vương vào phòng, Hoàng đế
lúc đó hơi thở đã gần tàn.
Long Khoa Đa chạy ra khỏi vườn, thấy nào phi tần, nào hoàng tử, đông đến
cả trăm đang chờ chực ngoài cổng vườn, liền cố ý lớn tiếng bảo:
- Hoàng thượng có chỉ, các vị hoàng tử tới thăm bất tất phải vào trong.
Ngài có lệnh chỉ triệu có mỗi mình Tứ hoàng tử vào kiến giá mà thôi.
Nói đoạn, Đa gọi kẻ thân tuỳ dắt ngựa lại, nói đi tìm Tứ hoàng tử. Đa giơ
roi quất ngựa. Ngựa lồng bốn vó phi như bay, vút cái đã ra khỏi cửa cung.
Chạy tới điện Chính Đại Quang Minh, Đa sai tên thái giám tâm phúc lẻn
vào trong lấy tờ di chiếu của Khang Hi hoàng đế cất giấu ở phía sau tấm
biển lớn Đa cầm lấy di chiếu mở ra rồi sửa chữ "thập" (mười) ra chữ vu
(cho) trong câu: "Truyền ngôi cho hoàng tử thứ mười bốn" thành câu:
"Truyền ngôi cho hoàng tử thứ tư (đổi câu "Truyền vị thập tứ hoàng tử" ra
"Truyền vị vu tứ hoàng tử").
Sửa xong, Đa lại đặt tờ di chiếu vào chỗ cũ, lẻn ra khỏi cửa điện, phóng
như bay về vườn Sướng Xuân.
Hôm đó, Khang Hi hoàng đế ngất đi đến mấy lần. Mãi tới chiều hôm ngài
mới dần dần tỉnh lại. Ngài mở mắt nhìn, thấy bên cạnh giường có một
người đang quỳ, tay bưng bát nước sâm giơ cao lên, miệng luôn luôn gọi