Người sau vừa cảm động vừa kính phục hai bà, đổi tên Miếu này thành
Song liệt phụ miếu, đặt bài vị thờ phụng Đỏ là việc sau.
Lại nói khi quân Mãn đánh phá cửa tây thành Liêu Dương, khi lọt vào rồi
liền phóng hoả đốt cháy ngụt trời. Trong thành bấn loạn. Viên Ứng Thái
không thể cứu, liền chạy lên địch lầu, ý muốn nhảy xuống chân thành tự
vẫn. Tuần án ngự sử Trương Thuyên đứng mé sau vội chạy lên nắm giữ lại.
Thái, lệ chan hoà đôi mắt, nói với Thuyên:
- Hạ thần vâng chịu ân của thánh thượng đã nhiều, thế mà không báo hộ
được thành trì, lý đương nhiên phải lấy thân tuẫn quốc. Tướng quân được
ký thác mọi việc nơi biên ngoại, bới vậy khi tại hạ chết rồi, tướng quân hãy
thu thập tàn binh lui về giữ Hà Tây.
Nói đoạn, Viên kinh lược rút bội đao đâm cổ mà thác. Trương Thuyên ôm
lấy thảy Viên kinh lược, khóc lóc thảm thiết một hồi, rồi xốc trên tay định
mang xuống khỏi địch lầu. Nhưng quân Mãn đông như kiến từ bốn phía
tiến lên bắt Thuyên, đưa tới trước mặt Anh Minh hoàng đế. Thuyên dậm
chân cất tiếng chửi bới om xòm, tứ bối lặc đứng cạnh, nổi giận, giơ đao
chém phắt, đầu Thuyên rớt phịch xuống đất.
Sau trận đánh này, Minh binh đại bại, một mảnh giáp không còn. Hơn 72
thành về mạn đông sông Liêu Hà đều đầu hàng quân Mãn. Đại thắng, lại
mở rộng được biên cương, Anh Minh hoàng đế bèn rời đô tới thành Liêu
Dương.
Tin thất thủ thành Liêu Dương báo tới Bắc Kinh. Hy Tông hoàng đế lo sợ
bàng hoàng, dậm chân đấm ngực suốt ngày. Hôm sau, ngài lâm trào, mở
cuộc bàn thảo kế sách cự địch với quân Mãn. Đại thần Lưu Nhất Cảnh xuất
ban tâu xin phục chức cho Hùng Đình Bật như cũ, lại tiến cử Vương Hoá
Thần làm tuần phủ Liêu Đông. Nhà vua nhất nhất đều y tấu lập tức sai
người về quê gọi Bật về Kinh.
Hy Tông hoàng đế ngự yến ở thiên điện, lại phong Bật làm Liêu Đông kinh
lược sứ, thống linh hai chục vạn quân lên đường chinh chiến. Hải quân
đóng dọc suốt vùng Sơn Đông, Đặng Châu, Lại Châu cũng được lệnh thuộc
quyền điều động của Bật.
Lúc đại binh xuất phát, Minh đế đích thân tiễn Bật ra khỏi thành, thưởng