THÁNH TÔNG DI THẢO - Trang 5

1 tập dày 198 trang khổ 31x21cm, 1 tựa, mỗi trang 9 dòng, mỗi dòng 19
chữ.

Thánh tông di thảo đã được Bùi Văn Nguyên và Nguyễn Ngọc San

tuyển dịch 4 truyện (Hoa quốc kỳ duyên, Thử tinh truyện, Phú cái truyện,
Lưỡng Phật đấu thuyết ký) in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (Thế kỷ
10 đến thế kỷ 17), NXB Văn hóa và Viện Văn học, 1962. Đến năm 1963,
NXB Văn hóa, Viện Văn học đã in bản dịch toàn bộ Thánh tông di thảo do
Nguyễn Bích Ngô thực hiện.

Bản dịch dưới đây là của Nguyễn Bích Ngô, do Phạm Văn Thắm biên

tập lại, chủ yếu là về mặt chuyển đổi địa danh và kỹ thuật trình bày.

TỰA

Khổng Tử không bao giờ nói những chuyện quái dị, thần kỳ vì những

chuyện ấy mắt không trông thấy, mọi người sinh ra ngờ vực.

Nhưng thử nghĩ xem: trong bốn bể, biết bao núi thẳm, đầm to, thì

những truyện quái dị, thần kỳ kể sao hết được? Kìa như những truyện Bá
Hữu nước Trịnh, khi chết hóa thành quỷ dữ (1), Hoàn Công nước Tề trông
thấy yêu quái trong núi (2), ông bạc đầu ăn thịt con trai, con gái (3), không
phải là truyện lạ hay sao? Lại như hải khách với chim âu (4), Đinh Lệnh Uy
cưỡi hạc (5), gió của Liệt Tử (6), bè của Trương Khiên (7), không phải là
truyện dị thường hay sao? Nào nuốt trứng chim huyền điển rồi sinh ra ông
tổ nhà Thương (8), nào ướm chân vào vết chân lớn rồi sinh ra ông tổ nhà
Chu (9), nào nằm mộng thấy đi lại với thần rồi sinh ra ông tổ nhà Hán (10),
những truyện ấy không phải là thần kỳ cả sao?

Những truyện ta chép ra đây như Hoa quốc kỳ duyên (Duyên lạ Hoa

Quốc), Ngư gia chí dị (Truyện lạ nhà thuyền chài)... đều là những truyện có
kê cứu, không giống những loại truyện Tề Hài (11). Những người chấp
nhất cho những truyện ấy là có sự việc mà không có lý, hoặc có lý mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.