THÁNH TUYỀN TẦM TUNG - Trang 11

*Tên gọi khác của Nam Kinh

Cửa hàng của hắn tầm mười mét vuông, bên trong phần lớn là đồ

phương Tây, nào thì đèn Lưu Ly, tẩu thuốc, thảm Ba Tư, tượng cẩm thạch.
Tôi hỏi: "Ông bán đồ cổ hay là bán trang sức thế?" Triệu cóc cười hì hì, cái
mặt tròn vo còn hơn cả chậu tráng men.

"Ông không biết đấy thôi, hiện giờ mọi người rất thích đồ nước ngoài,

mua đại lấy hai món để bày biện ở trong nhà thôi là đã thấy oách lắm rồi."
Triệu cóc bỏ hành lý xuống, chỉ ra khu chợ bên ngoài nói: "Đừng tưởng
Triêu Thiên cung ở trước mặt đã náo nhiệt, người anh em đây phát hiện ra
một nơi còn tuyệt hơn. Tới tối sẽ dẫn ông tới đó, đảm bảo sẽ trầm trồ khen
ngợi."

Nơi hắn nói tới chính là miếu Phu Tử. Thời chiến tranh Xâm Hoa***,

miếu bị đốt chỉ còn trơ lại cái khung. Hè năm 1983, chính phủ quyết định
xây dựng lại miếu Phu Tử, mất nửa năm mới coi như hoàn thành, không ít
cửa hàng đã lần lượt mọc lên như nấm. Triệu cóc vuốt cái đầu chốc bảo,
tương lai buôn bán của nơi đây là vô hạn. Hắn đi cửa sau nhờ người thân
cấp trước cho một gian cửa hàng nhỏ, định bụng chiếm địa lợi trước, đợi
đến khi miếu Phu Tử thịnh vượng lên, khách sẽ tự động kéo nhau tới,
không phải lo việc mua bán vắng khách.

**Còn gọi là Chiến tranh nha phiến, do Anh phát động tấn công Trung

Quốc vào năm 1840. Đến năm 1842, Anh buộc nhà Thanh phải ký "Điều
nước Trung Anh Nam Kinh".

Về phần tại sao lại phải đi vào buổi tối thì dĩ nhiên là vì cảnh đêm

'mười dặm Tần Hoài' động lòng người. Nói đến sông Tần Hoài, trong
phong thuỷ học nó được coi là một chuyện cười ra nước mắt được nhiều
người biết đến. Sông Tần Hoài xưa kia là một nhánh của sông Trường
Giang, sông Hoài thời xưa, tên cổ là "Long Tàng Phố". Nhưng ngài nên
nhớ, thời xưa, dính dáng tới chữ Long thì chỉ có một người là hoàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.