THIÊN 09 HÀNH QUÂN
Tôn Tử viết:
- Khi hành quân và dựng trại ở những dạng địa hình khác nhau, khi phán
đoán tình hình quân địch, phải chú ý : ở vùng núi, phải dựa vào vùng sơn cốc
có nước và cỏ, hạ trại tại chỗ cao, hướng về ánh sáng. Nếu địch chiếm được
chỗ cao thì không đánh lên. Khi vượt sông, nên hạ trại xa bờ. Nếu địch vượt
sông đánh ta, ta không nên giao chiến với địch ở dưới sông, chờ địch sang
sông được phân nửa mới đánh thì được lợi. Nếu muốn quyết chiến với địch,
nên bày trận sát bờ sông. Hạ trại bên bờ sông cũng phải chiếm chỗ cao, đón
ánh sáng, không được theo hướng ngược dòng sông công địch. Nếu gặp vùng
đầm lầy nước mặn, phải ở gần nơi có nước và cỏ, lưng dựa vào lùm cây. Nếu
gặp vùng đồng bằng, phải chiếm nơi rộng rãi, bên phải có gò cao, phía trước
mặt thấp, phía sau lưng cao. Nhờ lợi thế của 4 cách xử trí đó mà Hoàng Đế đã
thắng 4 vị vua khác.
- Phàm hạ trại nên ở nơi cao ráo tránh ẩm thấp, ở nơi sáng tránh chỗ tối tăm,
ở nơi gần cỏ và nước có đường vận chuyển quân nhu tiện lợi, tướng sĩ không
bị nhiễm bệnh, đó là đảm bảo cho chiến thắng. Hành quân ở vùng nhiều gò
đống, đê điều, tất phải chiếm phần cao ráo sáng sủa, chủ yếu dựa vào phía bên
phải. Cái lợi của cách dùng binh này là được lợi thế địa hình hỗ trợ.
- Phần thượng lưu mưa lớn tất nước sông sẽ dâng lên, nhất định không được
vượt sông, phải chờ khi nước rút.
- Hành quân qua những vùng như “Thiên giản” là khe suối hiểm trở, “Thiên
tỉnh” là nơi vách cao vây bộc, “Thiên lao” là nơi 3 mặt bị vây vào dễ ra khó,
“Thiên hãm” là nơi đất thấp lầy lội khó vận động, “Thiên khích” là nơi hẻm
núi khe hở. Khi gặp 5 loại địa hình đó tất phải gấp rút chuyển đi, không nên
đến gần, để cho địch ở gần nơi đó, ta nên hướng mặt về phía địa hình ấy mà
cho địch xoay lưng vào đó.
- Hành quân qua những nơi mà hai bên sườn có nhiều chỗ hiểm trở, ao hồ
đầm lầy, lau sậy um tùm, cây cối rậm rạp tất phải thận trọng dò xét vì đó là