THIÊN 10 ĐỊA HÌNH
Tôn Tử viết:
- Địa hình có 6 loại gồm: thông, quải, chi, ải, hiểm, viễn.
- “Thông” là ta có thể đi, địch có thể đến. Địa hình này ai chiếm trước được
chỗ cao, bảo đảm đường vận chuyển lương thực thông suốt mà tác chiến thì
đắc lợi.
- “Quải” là nơi tiến đến thì dễ và trở lui thì khó. Địa hình này nếu địch
không phòng thì ta có thể bất ngờ tấn công thì đắc thắng, nếu địch có phòng ta
đem quân đến đánh mà không thắng thì khó có thể rút về, rất bất lợi.
- “Chi” là nơi ta tiến đến bất lợi, địch tiến đến cũng bất lợi. Địa hình này thì
địch dù có đem lợi dụ ta cũng chớ nên xuất kích, nên giả thua rút đi, dụ địch
tiến ra nửa chừng hãy đem quân trở lại công kích thì ta đắc lợi.
- “Ải” là ơi đâ hẹp, ở địa hình ta nên tìm ách chiếm trước mà chờ địch đến.
Nếu địch chiếm trước ta mà dùng nhiều quân giữ cửa thì ta không nên đánh,
còn nếu địch không nhiều binh phòng thì ta có thể tiến đánh.
- “Hiểm” là nơi hiểm trở. Ở địa hình này nếu ta chiếm trước địch thì nên
đóng ở chỗ cao, dễ quan át để chờ địch tới, nếu địch chiếm trước thì ta nên lui
quân, chớ tiến đánh.
- ”Viễn” là nơi xa rộng. Ở địa hình này tình trạng thế lực đôi bên ngang nhau
thì không tiện khiêu chiến, nếu miễn cưỡng đánh thì bất lợi.
- Sáu điều nói trên là nguyên tắc lợi dụng địa hình, tướng lĩnh có trọng trách
không thế không suy xét kỹ.
- Việc binh có sáu tình huống tất bại là tẩu, trì, hãm, băng, loạn, bắc. Không
phải do tai họa trời đất mà là sai lầm của tướng lĩnh gây ra.
- ”Tẩu” là địa thế như nhau mà chỉ huy nhu nhược, không quyết đoán.
- ”Trí” là binh sĩ hăng hái mà chỉ huy nhu nhược, tất nhiên kém sức chiến
đấu.
- ”Băng” là chỉ huy nổi giận mà binh sĩ không phục, gặp phục địch cứ tự ý
xuất chiến, chủ tướng lại không hiểu năng lực của binh sĩ, ắt sẽ bại như núi lở.