3) Lúc có đường đi mà không lối về, không có ngõ ra, gọi là bị vây hãm vào
gầm trời, dồn vào tử huyệt. Đó là tử địa của quân kị.
4) Lối vào thì hẹp, lối ra thì xa, địch yếu cũng có thể đánh được ta mạnh,
địch ít cũng có thể đánh được ta đông. Đó là mạt địa của quân kị.
5) Lúc vào nơi khe núi lớn, hang sâu rừng cây um tùm. Đó là kiệt địa của
quân kị.
6) Hai bên tả hữu có nước, mặt trước gò lớn, mặt sau núi cao, khi đánh nhau
với địch quân ta ở giữa hai dòng nước, địch ở bên ngoài và trong. Đó là gian
địa của quân địch.
7) Địch cắt đứt đường tải lương của ta, đi mà không về được. Đó là khốn địa
của quân kị.
8) Khi tiến vào nơi nước đục, đầm ao, tiến thoái lưỡng nan. Đó là hoạn địa
của quân kị.
9) Bên tả có mương sâu, bên hữu có đồi núi cao thấp đều như bình địa, tiến
thoái đều làm mồi cho địch. Đó là hãm địa của quân kị.
Chín điều trên là tử địa của quân kị, tướng sáng suốt thì có thể thoát khỏi.
Tướng u muội thì sẽ bị thảm bại vậy".
Thiên thứ mười
CHIẾN BỘ
Võ Vương hỏi Thái Công: "Nguyên tắc đánh nhau giữa bộ binh và xa kị như
thế nào?".
Thái Công đáp: "Nếu bộ binh và xa kị đánh nhau thì bộ binh phải dựa vào
gò đống hiểm trở, dùng binh khí dài, cung nỏ mạnh đi trước, binh khí ngắn,
cung nỏ yếu đi sau, lúc tiến lúc dừng. Xa kị của địch tuy đông, nhưng khi đến
đã gặp trận tuyến kiên cố và đánh nhanh ở phía sau có quân tài giỏi và cung nỏ
mạnh sẵn sàng chống trả”.
Võ Vương hỏi: "Ta không có gò đống, cũng không có địa thế hiểm trở, khi
địch kéo nhiều quân đến, xa kị đánh kẹp hai bên hông ta, đón đánh hai măt tiền
và hậu của ta, quân ta khiếp sợ, thua chạy tán loạn thì phải làm sao?".
Thái Công đáp rằng:" Ra lệnh cho sĩ tốt ta đóng hàng rào gỗ, chông gai, đặt
đội trâu ngựa đánh xông trận bốn mặt. Khi thấy xa kị địch sắp đến thì cho quân
chôn chông gai, quốc đất thành hố sâu và rộng khoảng 5 thước (gọi là lồng)
vòng qua sau, rồi cho người cầm hàng rào gỗ chặn xe địch để làm lũy. Nếu xe