THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - Trang 100

Nguyễn Khắc Thuần

Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam

Chương 11

THẾ THỨ TRIỀU NGUYỄN

(1802 – 1945)

I – VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC THỜI NGUYỄN
Sau khi đánh bại toàn bộ lực lượng của Tây Sơn, tháng 5 năm Nhâm Tuất
(1802), Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế. Triều Nguyễn được dựng lên kể từ đó.
Đây là triều đại cuối cùng của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam và trên đại
thể, chúng ta có thể chia triều đại này làm hai giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn triều Nguyễn tồn tại với tư cách của một vương
triều độc lập (1802 - 1884).
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn triều Nguyễn đã đi từ chỗ thất bại đến đầu hàng
để rồi cuối cùng là làm tay sai cho thực dân Pháp xâm lược (1884 - 1945).
Dưới thời Nguyễn, đất nước có mấy điểm đáng lưu ý sau đây:
- Lần đầu tiên, cả nước có chung một hệ thống chính quyền bao trùm lên toàn
bộ lãnh thổ của cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài mà trước đó, Tây Sơn đã có
công nối liền.
Về quốc hiệu. năm 1802, Gia Long đặt là Nam Việt, nhưng đến năm 1804, nhà
Thanh đổi lại thành Việt Nam. Ta có quốc hiệu là Việt Nam kể từ đó. Đến thời
Minh Mạng, triều Nguyễn lại cho đổi lại là Đại Nam. và quốc hiệu Đại Nam
cũng đã từng được sử sách nhiều lần ghi chép, nhưng trong thực tế thông dụng
hơn cả vẫn là quốc hiệu Việt Nam
- Các vua thời Nguyễn chỉ đặt một niên hiệu, do vậy dân vẫn thường quen gọi
các vua thời Nguyễn theo niên hiệu, như Gia Long,Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự
Đức mà rất ít khi gọi theo miếu hiệu.
- Về lãnh thổ, năm 1848, vua Tự Đức đã cắt trả cho Chân Lạp 5 châu mà năm
1757. Nặc Tôn (vua Chân Lạp) đã cắt tặng riêng cho Mạc Thiên Tứ (tướng của
chúa Nguyễn được cử đem quân đi giúp Nặc Tôn lên ngôi). Năm châu đó là: Sài
Mạt, Linh Quỳnh, Cần Bột, Hương Úc và Chân Sum. Bản đồ nước ta ổn định
như ngày nay là bắt đầu từ năm 1848.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.