2 - Hùng Hiền (tức Sùng Lãm).
3 - Hùng Lân.
4 - Hùng Việp.
5 - Hùng Hy.
6 - Hùng Huy.
7 - Hùng Chiêu.
8 - Hùng Vỹ.
9 - Hùng Định.
10 - Hùng Hy (3).
11 - Hùng Trinh.
12 - Hùng Võ.
13 - Hùng Việt.
14 - Hùng Anh.
15 - Hùng Triều.
16 - Hùng Tạo.
17 - Hùng Nghị.
18 - Hùng Duệ.
18 đời nối nhau trị vì 2622 năm (từ năm 2879 trước công nguyên đến năm 258
trước công nguyên). Đó là những con số rất khó thuyết phục người đọc. Nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng, với người Việt, số 9 là số thiêng, các bội số của số 9
(như 18, 36, 72, 99 v.v… ) cũng là những số thiêng tương tự như vậy. Cho nên,
con số 18 đời Hùng Vương mà Hùng triều ngọc phả nói tới cũng chỉ là con số
ước lệ, biểu tượng của một ý niệm thiêng liêng nào đó.
Trái với ghi chép của chính sử cũ và các tài liệu dã sử khác, các nhà nghiên cứu
cho rằng, nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 năm,
và niên đại tan rã là khoảng năm 208 trước công nguyên chứ không phải là năm
258 trước công nguyên. Với 300 năm, con số 18 đời vua Hùng là con số dễ chấp
nhận. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự
có đúng 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì.
Tóm lại, nước Văn Lang là một thực thể có thật của lịch sử nước ta, nhưng Văn
Lang chỉ tồn tại trước sau trong khoảng ba trăm năm và con số 18 đời Hùng
Vương cho đến nay vẫn là con số của huyền sử.