37 - Lại Cung
38 - Ky Vô Hạp
39 - Chu Trị
40 - Sỹ Nhiếp
41 - Sỹ Huy
42 - Trần Thời
Trong danh sách 42 quan đô hộ nói trên, có Ngụy Lãng thấy chép hai lần, trước
sau cách nhau gần hai trăm năm, có thể là do tình cờ trùng tên chăug? Rất tiếc là
sử Trung Quốc chép việc này cũng rất tản mạn, khó kiểm chứng một cách chính
xác Cũng cần nói thêm rằng, danh sách trên vừa có thứ sử lẫn thái thú. Thứ sử
là chức trông coi cả ba quận, danh tuy lớn mà quyền lực thực tế lại không bao
nhiêu. Ngược lại thái thú là quan coi một quận, nhưng quyền hành rất lớn, đôi
khi còn vượt ra khỏi phạm vi của quận. Ngoài ra, cũng có quan đô hộ tiếng là
được sang cai trị nước ta, nhưng vì nhiều lí do khác nhau, chúng chưa hề đặt
chân lên đất nước ta. Một lần nữa, chúng tôi xin được lưu ý rằng, danh sách này
chỉ có ý nghĩa hết sức tương đối mà thôi.
IV - THẾ THỨ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN TRUNG
QUỐC THỜI THUỘC NGÔ
1 - Nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta
Cuối thế kỉ thứ II, nhà Đông Hán sụp đổ, Trung Quốc bước vào thời kì hỗn
chiến rất tương tàn, sử gọi đó là thời Tam Quốc. Trong thời hỗn chiến Tam
Quốc (Ngô, Thục và Nguỵ), nhà Ngô thống trị nước ta. Nhà Ngô đổi gọi nước ta
là Giao Châu và trên danh nghĩa, chính quyền đô hộ của nhà Ngô kéo dài từ
năm 220 đến năm 280.
Theo quy luật tăng trưởng tự nhiên, dân số nước ta thời thuộc Ngô đông hơn
thời thuộc Hán, nhưng đó chỉ là suy luận Tài liệu quan trong nhất viết về thời
thuộc Ngô là Tam Quốc Chí, phần Ngô Chí của Trần Thọ (Trung Quốc). Tiếc
thay, ghi chép của Trần Thọ về vấn đề này rất tản mạn và không rõ ràng nên
chúng tôi chưa thể nắm được dân số cụ thể của nước ta thời thuộc Ngô.
2 - Danh sách quan đô hộ thời thuộc Ngô
01 - Đới Lương