THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - Trang 88

- Tháng 10 năm Giáp Tí (1684), tự phong là Đại nguyên soái, Tổng quốc chính,
Thượng thánh phụ sư, Thịnh công nhân minh uy đức định vương, đồng thời
phong cho con thứ là Trịnh Bách làm Tiết chế thuỷ bộ chư dinh, chức Thái uý,
tước Kiêm Quốc Công. Đấy là chức dự bi nối ngôi chúa, nhưng Trịnh Bách mất
sớm, chưa kịp nối ngôi chúa.
- Mất vào tháng 5 năm Kỉ Sửu (1709).
7 - Trịnh Bách (1684)
- Con thứ của Trịnh Căn (con trưởng của Trịnh Căn mất sớm).
- Tháng 10 năm Giáp Tí (1684), được phong làm Tiết chế thuỷ bộ chư dính,
chức Thái uý, tước Kiêm Quốc Công. Chức ấy và tước ấy có nghĩa là từ năm
1684, Trịnh Bách bắt đầu làm những công việc của người ở ngôi chúa, dù chưa
thực sự nối ngôi chúa.
8 - Trịnh Bính (1688)
- Con trưởng của Trịnh Vĩnh, cháu đích tôn của Trịnh Căn. Trịnh Vĩnh mất sớm
nên Trịnh Căn đã có ý lập Trịnh Bách.
- Tháng 2 năm Mậu Thìn (1688), vì chú là Trịnh Bách đã mất nên được Trịnh
Căn phong làm Tiết chế thuỷ bộ chư dinh chức Thái uý, tước Tấn Quốc Công.
Đó là chức tước của người chuẩn bị nối ngôi chúa, nhưng chưa kịp chính thức
nối ngôi thì Trịnh Bính mất.
9 - Trịnh Cương (1709 - 1729)
- Con của Trịnh Bính.
- Tháng 1 năm Quý Mùi (1703) được phong làm Tiết chế, An Quốc Công.
- Tháng 5 năm Kỉ Sửu (1709) lên nối nghiệp chúa, tự xưng là Nguyên soái
Tổng quốc chính, An Đô Vương.
- Tháng 9 năm Giáp Ngọ (1714), tự phong là Đại nguyên soái, Tổng quốc chính,
Thượng sư, An Vương.
- Mất vào tháng 10 năm Kỉ Dậu (1729).
10 - Trịnh Giang (1729 - 1740)
- Con của Trịnh Cương. Cũng có sách gọi Trịnh Giang là Trịnh Khương.
- Tháng 5 năm Canh Tí (1720) được lập làm thế tử.
- Nối nghiệp chúa kể từ tháng 10 năm Kỉ Dậu (1729).
- Tháng 4 năm Canh Tuất (1730), tự phong là Nguyên soái, Thống quốc chính,
Uy Nam Vương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.