Thiền sư NGỘ CHÂN
(Hòa thượng LONG CỐC)
Thiền sư Ngộ Chân thuộc phái thiền Lâm Tế, chưa rõ năm sanh, chỉ biết Sư đến lập
chùa Hang ở trên núi Chứa Chan (hay núi Gia Ray), ở khe Gia Lào để tu hành, Sư gọi hang
núi này là “Long Cốc” (hang Rồng) vì vậy Thiền sư Ngộ Chân còn được tôn gọi là “Hòa
thượng Long Cốc”.
Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí có kể về Thiền sư Ngộ Chân như sau:
“Núi Chứa Chan ở phía Bắc huyện Phước Khánh (Long Khánh ngày nay) 56
dặm, núi cao sừng sững giữa khu rừng rậm hoang vu. Gần chân núi có khe Gia Lào, giáp
giới huyện Long Khánh và huyện Phước Bình. Núi có nhiều gỗ quí, có cả cây trầm
hương, và nhiều loại dây mây tàu. Ở lưng chừng núi có thạch động và giếng đá, Thiền sư
Ngộ Chân đến đó để tu.
Sau khi Thiền sư Ngộ Chân vân du (hoằng hóa ở nơi khác), thổ dân nhớ tưởng Sư
là người đắc đạo nên lấy đất đá lấp cửa động lại.”
Sau đó, Thiền sư Ngộ Chân đến núi Trấn Biên (hay núi Mô Xoài, nay gọi là núi
Dinh, ở gần Bà Rịa) lập chùa Đức Vân để tu trì.
Thiền sư Ngộ Chân tịch cốc (không ăn cơm), chỉ ăn rau quả, tu hành khổ hạnh
tinh nghiêm, đạt được đạo quả nên giáo hóa được cả thú dữ (hùm beo, trăn rắn...), dùng
Mật tông trị bệnh cho bá tánh. Trong sách Gia Định Thành Thông Chí, An toàn hầu Trịnh
Hoài Đức có kể về Thiền sư Ngộ Chân như sau:
“Núi Trấn Biên tục danh núi Mô Xoài (hay núi Mỗi Xuy) cách phía đông trấn
Biên Hòa 154 dặm. Hình núi cao ngất, xanh um, có những hang nai, đồi thông, mây phủ,
suối reo, cảnh trí u tịch, chầu về Gia Định, hình dung dãy núi thanh tú, trải rộng thênh
thang. Lưng chừng núi lại có động đá thâm u khuất khúc chật hẹp, đi vào không cùng
tận. Có thầy tăng tịch cốc tên là Ngộ Chân, cất chùa Đức Vân nơi cửa động để tu trì;
hằng ngày chỉ ăn rau quả để niệm Phật, luyện tập được cả hùm beo; lại hay vẽ bùa chữa
bệnh, thâu được lễ tạ thì đem phân phát cho những người nghèo đói khốn khổ, cũng là
một vị Cao tăng đắc đạo vậy
(1)
Gia Định Thành Thông Chí, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Văn Tạo, quyển thượng, trang 17.