Thiền sư CHÂN KHÔNG
(1045 - 1100)
(Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Sư họ Vương tục danh Hải Thiềm, quê làng Phù Đổng huyện Tiên Du, con nhà
sang trọng. Lúc mẹ mang thai Sư, cha mộng thấy vị Tăng trao cho cây tích trượng. Sau
đó, sanh ra Sư.
Thuở nhỏ, Sư thích ở riêng một mình, siêng năng đọc sách, chẳng màng những
việc vặt vãnh. Năm mười lăm tuổi, Sư đã bác thông sách sử. Đến hai mươi tuổi, Sư xuất
gia, rồi dạo khắp tùng lâm tìm nơi khế hợp.
Sư đến pháp hội chùa Tĩnh Lự núi Đông Cứu nghe giảng kinh Pháp Hoa, hoát
nhiên tỉnh ngộ. Cơ duyên khế hợp ấy, khác nào con rùa mù gặp bộng cây. Sư ở đây nhập
thất sáu năm, sự tham vấn càng ngày càng sâu. Nhân đó, được truyền tâm ấn.
Sau, Sư đến núi Từ Sơn dừng trụ. Tự lấy giới luật giữ mình, trên hai mươi năm
không hề xuống núi. Danh tiếng vang dậy xa gần. Vua Lý Nhân Tông nghe danh, xuống
chiếu mời vào Đại nội giảng kinh Pháp Hoa. Thính giả nghe giảng ai nấy đều kính phục.
Bấy giờ, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thích sử Lạng Châu, Tướng quốc Thân Công
rất kính trọng Sư thường xả tài vật cúng dường. Những phần cúng dường Sư đều dùng
vào việc sửa chùa xây tháp, đúc hồng chung để lại đời.
Về sau, Sư trụ trì chùa Chúc Thánh trên núi Phả Lại, có vị Tăng đến hỏi:
- Thế nào là diệu đạo?
Sư đáp:
- Sau khi giác rồi mới biết.
- Giáo chỉ từ trước học nhân chưa rõ, lời dạy hôm nay làm sao hội được?
- Nếu đến tiên gia trong động sâu,
Hoàn đan hoán cốt được mang về.
- Thế nào là hoàn đan?
- Nhiều kiếp tối tăm không hiểu thấu,
Hôm nay chợt ngộ được khai minh.
- Thế nào là khai minh?
- Khai minh chiếu khắp cõi Ta-bà,
Tất cả chúng sanh chung một nhà.
Tăng lại thưa:
- Tuy nhiên không biện rõ.
- Chốn chốn đều gặp y.
- Cái gì là y?