Để phát huy trí tưởng tượng của con, tôi không chỉ kể chuyện. Tôi còn cho con xem những
bức tranh đẹp và kể với con những câu chuyện tự tôi nghĩ ra. Bé cũng tự mình sáng tạo ra
nhiều câu chuyện khác. Nhưng hiệu quả nhất vẫn là tự diễn lại những câu chuyện cổ tích đó
theo cách của mình.
Về đồ chơi của con, tôi tâm niệm là phải đơn giản nhưng có ích, kích thích khả năng
tưởng tượng của trẻ. Lúc con còn nhỏ, tôi chỉ làm cho con búp bê bằng vải. Những con búp
bê đẹp đẽ, đắt tiền mà dễ hỏng thì không thể ôm đi ngủ, vì thế tôi không mua. Sau đó tôi dạy
con may quần áo cho búp bê, rồi tôi mua những đồ chơi được làm giống như các đồ dùng
trong nhà để con có thể bắt chước người lớn làm mọi việc. Với các mảnh gỗ và hộp giấy, tôi
cùng con xây thành, làm nhà…
Gần đây, ở mước ta đang thịnh hành phương pháp giáo dục của Montessori. Sách của
bà ra đến đâu hết sạch đến đó. Nhiều người chấp nhận bỏ một số tiền khá lớn để mua các giáo
cụ của bà, hay gửi con đến học ở “Ngôi nhà tuổi thơ” do bà sáng lập. Người không thể gửi
con đi học thì lại so bì rồi ghen tị với những người có đủ khả năng tài chính. Nhưng tôi thấy
điều đó không cần thiết. Bởi vì phương pháp của Montessori chắc chắn không thể làm cho
con bạn trở thành vĩ nhân. Đây không phải chỉ là ý kiến của cá nhân tôi mà là của rất nhiều
nhà giáo dục khác. Là bởi vì phương pháp của bà chỉ chú ý vào hiện thực, không phát huy
được óc tưởng tượng của trẻ. Không phủ nhận bà là một nhà giáo dục vĩ đại, và những cống
hiến của bà là rất lớn, nhưng cái đó chỉ phù hợp với những trẻ chậm phát triển, còn đối với trẻ
bình thường thì ko thực sự mang lại hiệu quả. Có thể bản thân bà ko phải là người có trí
tưởng tượng phong phú, vì bà coi những câu chuyện thần tiên là những thứ xuẩn ngốc, và
phương pháp của bà hoàn toàn không đếm xỉa gì tới việc huấn luyện trí tưởng tượng cho trẻ.
Trên thực tế những thứ xuẩn ngốc đó lại đem đến cho trẻ năng lực sáng tạo dồi dào mà các
phương pháp giáo dục hiện thực của bà không làm được.
XII.
Một con người lý tưởng phải là sự kết hợp hài hòa 3 yếu tố: phẩm cách, sức khỏe, trí
tuệ. Thế nên, giáo dục con trẻ không phải chỉ là phát triển tri thức mà còn là nuôi dưỡng
phẩm cách, và đối việc ươm mầm đạo đức cho tâm hồn trẻ thì không bao giờ là sớm cả.
Trẻ nhỏ thường chịu ảnh hưởng nhiều từ bố mẹ, cả những điều hay và những việc không