-Số tiền bớt đi 1 từ giá trị xuất hiện trong bảng lãi gộp là phần
tăng thực. Ví dụ giá trị 2.144 khi đã áp dụng trong 8 năm bằng 10%
có nghĩa là tiền gốc
+ lợi nhuận (1.144).
-Khi tính giá trị lãi gộp của khoảng thời gian trên 10 năm chỉ cần
cộng tỷ lệ lợi nhuận lãi gộp của khoảng thời gian còn lại sau khi đã
cộng tỷ lệ lợi nhuận lãi gộp với đơn vị 10 năm.
(Ví dụ: 3%, lãi gộp 25 năm = 3%, lãi gộp 10 năm x 3%, lãi gộp 5
năm = 1.344 x 1.344 x 1.159 = 2.094).
Vậy bây giờ tính tiền trợ cấp tích lũy rồi thử tính quỹ cần
thiết để chuẩn bị cho tuổi già là bao nhiêu.
Sinh hoạt phí cho tuổi già mà Kim Min Seok chuẩn bị là 2 triệu
won, nếu trừ đi 540 nghìn won giá trị hiện tại trong số khoản tiền
trợ cấp dự kiến nhận được thì hàng tháng anh chỉ cần chuẩn bị 1
triệu 46 nghìn won. Quy mô quỹ cần thiết trong thời gian tuổi già là
525,6 triệu won tính trên giá trị hiện tại. Nếu tỷ lệ trượt giá là 3% thì
giá trị hiện tại sau 25 năm là 1,1 tỷ won. Có nghĩa là vào lúc 60 tuổi
Kim Min Seok phải có khoảng 1,1 tỷ won thì anh mới thể hưởng thụ
cuộc sống tuổi già theo mong muốn.
Khi thời gian tuổi già càng dài, mức sinh hoạt phí hàng tháng giữ
nguyên thì khoản quỹ cần thiết cho tuổi gia tăng lên nhanh chóng.
Nếu khoản quỹ cần thiết cho tuổi già mà bạn tính toán là mức
hầu như không thể đạt được thì cũng có thể giảm mức sinh hoạt