Khi bạn so sánh chi phí của bản thân mình với chi phí bình quân
của một người lao động trong bảng sau, chúng ta có thể thấy tỷ trọng
chi tiêu theo từng hạng mục quan trọng hơn giá trị tuyệt đối. Và nếu
bạn thử so sánh nó với bình quân của một gia đình người bạn thì bạn
có thể dễ dàng phát hiện ra phần chi tiêu nhiều hơn trong các khoản
chi phí của bản thân mình. Đặc biệt nếu tỷ lệ tiết kiệm nhỏ hơn giá
trị bình quân thì nhất định bạn phải tìm ra nguyên nhân gây nên
điều đó.
Bước 5: Rà soát tình hình tài chính hiện tại - Rà soát
năng lực tiết kiệm
Khi lên kế hoạch chuẩn bị cho tuổi già, yếu tố quan trọng nhất
đó là năng lực tiết kiệm của bạn. Ở những phần trước chúng ta đã rà
soát tình trạng thu chi đồng thời cũng đã dự tính số tiền có khả
năng tiết kiệm được. Giả sử Kim Min Seok có thể tiết kiệm 1 triệu
won trong một năm, ngoài ra anh có thể nhận được tỷ lệ lãi suất là
10%/năm thì sau 25 năm anh sẽ có số tiền 108,2 triệu won (1 triệu
won x 108,2(1)). Và giả sử một năm bạn có thể tiết kiệm 3 triệu won
thì số tiền bạn có được sẽ gấp ba lần con số 108,2 triệu won. Và
bạn phải lưu ý không được tính năng lực tiết kiệm dùng cho toàn bộ
số tiền có khả năng dự phòng cho tuổi già. Ngoài kế hoạch chuẩn bị
cho tuổi già mục đích tiết kiệm có thể rất đa dạng như việc dành cho
quỹ mua nhà (hoặc quỹ mở rộng khu nhà ở), quỹ dành để cho con cái
học hành, quỹ dành cho việc kết hôn của con cái, quỹ đầu tư, hay
như số tiền dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp.
Khoản tiết kiệm dành chuẩn bị cho tuổi già cần được phân loại và
quản lý rõ ràng với các khoản tiền dành cho mục đích khác. Để làm
được điều này bạn nên mở một tài khoản riêng. Một điều nữa là do
giá trị tương lai của khoản quỹ dành cho tuổi già sẽ rất khác nhau tùy
thuộc vào sự giả định mức lãi suất năm, nên việc giả định một mức lãi