Bạn có thể củng cố cho khoản tiền thiếu hụt kia qua ba cách.
Thứ nhất nâng cao năng lực tiết kiệm. Là việc hiện tại bạn cần
giảm chi tiêu hay làm tăng thêm thu nhập rồi nâng cao năng lực tiết
kiệm. Giả sử các tài sản làm phát sinh chi phí trước đây quá nhiều
hoặc mức chi tiêu quá cao thì tôi mong rằng bạn nên mạnh dạn điều
chỉnh lại cơ cấu tài chính của gia đình mình. Hàng tháng bạn chỉ
đang chi tiêu các chi phí tối thiểu cho sinh hoạt nhưng bạn không
tích lũy được một khoản quỹ dành cho tuổi già (mà dành tiền làm
những việc khác) thì bạn hãy tính tới khả năng có thể nâng cao thu
nhập tháng bằng cách tăng thời gian lao động. Do việc kéo dài thời
gian lao động liên quan tới việc làm giảm khoảng thời gian tuổi già
nên có thể rút ngắn quy mô của khoản quỹ dành cho tuổi già cần
thiết.
Cách thứ hai là thanh lý các tài sản không có lợi nhuận, tài sản làm
phát sinh chi phí (tiêu sản) rồi gia tăng các tài sản đem lại lợi nhuận.
Ví dụ bạn hãy bán đi chiếc xe ô tô cao cấp và mua chiếc xe nhỏ hơn
rồi đầu tư hiệu quả số tiền còn dư đó.
Cuối cùng bạn nên áp dụng các phương pháp nâng cao tỷ lệ lợi
nhuận. Bằng việc đầu tư vào các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao
như vậy bạn sẽ làm tăng giá trị trong tương lai của số tiền tiết kiệm.
Nhưng giả sử đến nay bạn vẫn chưa thể thành công với quản lý tài
chính thì bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia trong việc
nâng cao giá trị lợi nhuận. Đây không phải là việc nhặt nhạnh lợi ích
mà là việc giành lấy khoản lợi ích lớn. Việc bạn không có kiến thức
và kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro và chỉ có mưu cầu về lợi
nhuận cũng giống như việc “há miệng chờ sung rụng”. Lúc này bạn
cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia.
Bước 8: Thực hiện và tổ chức lại theo chu kỳ